Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thống Kê

Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 14 người, vào ngày 14/11/2012, 16:27

Latest topics


    (1) Thành cổ Đồ Bàn

    phulam
    phulam
    Tập Bò
    Tập Bò


    Join date : 12/04/2012
    Tổng số bài gửi : 105
    Mức uy tín : 8
    Đến từ : Quy Nhơn
    Points : 197

    (1) Thành cổ Đồ Bàn Empty (1) Thành cổ Đồ Bàn

    Bài gửi by phulam 11/4/2013, 00:29

    Sơ lược

    Thành Đồ Bàn không còn nữa nhưng qua các di tích và sử liệu ghi chép, du khách có thể hình dung được một phần hình ảnh thời xa xưa.

    Thành cổ Đồ Bàn nằm ở phía bắc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, tọa lạc trên đất các thôn Nam Tân, Bắc Thuận và Ba Cảnh của xã Nhơn Hậu và cách thành phố Quy Nhơn 27 km về hướng bắc.

    Đồ Bàn là kinh đô của vương quốc Chămpa, vốn tên là Vijaya, được xây dựng từ năm 1000. Trong các sử liệu thường phiên âm là Đồ bàn, Xà Bàn, Trà Bàn hay Chà Bàn.

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 44_zps0876dc4d
    Mô hình thành Đồ Bàn (thành Hoàng Đế thời Tây Sơn) được phục dựng trong bảo tàng tổng hợp Bình Định

    Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu.

    Thành bị phế bỏ kể từ năm 1471 sau khi vua Lê Thánh Tông mang đại binh vào đánh chiếm kinh đô Đồ Bàn và cả châu Vijaya, sau đó đổi thành phủ Hoài Nhơn trực thuộc Quảng Nam thừa tuyên.

    Năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ bàn làm sở chỉ huy của nghĩa quân. Sách “Lê Quý Dật sử” có chép: “Nhân đất cũ của Chiêm Thành, Nguyễn Nhạc cho sửa dắp lại thành Đồ Bàn, đào lấy đá ong xây thành lũy, mở cung điện”. Đến năm 1778, thành Đồ Bàn được đổi tên là thành Hoàng đế và giữ vai trò Đại bản doanh của Bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn cho đến năm 1786.

    Đầu năm 1785, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, xuất phát từ thành Hoàng Đế vượt biển vào Gia định đánh tan 5 vạn quân Xiêm, lập nên chiến công vang dội ở Rạch Gầm-Xoài Mút, giữa năm 1786, quân Tây Sơn cũng dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Huệ, từ thành Hoàng đế tiến ra Bắc Hà lật đổ chế dộ chúa Trịnh, lập lại nền thống nhất quốc gia.

    Từ năm 1786 đến năm 1793, thành Hoàng đế là kinh đô của chính quyền trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc. Đứng về phương diện lịch sử, thành Hoàng đế chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng đó lại là một kiến trúc quân sự quan trọng gắn liền với quá trình phát triển thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong giai đoạn đầu.

    Dấu tích còn lại

    Căn cứ vào những di tích còn lại, thành Hoàng đế gồm ba vòng thành: thành nội, thành ngoại và tử cấm thành.

    Thành ngoại là vòng thành ngoài cùng, hình chữ nhật nhưng các cạnh uốn lượn, không thẳng, chu vi do được 7400m. Thành mở 5 cửa ở bốn hướng (phía nam mở 2 cửa là cửa Vệ hay và cửa Tân Khai. Thành ngoại đắp bằng đất, phía trong và phía ngoài bó đá ong.

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 1_zps0bea5c8c
    Cổng chính vào Tử Cấm Thành

    Thành nội có tên là Hoàng thành, được xây chếch về hướng tây nam của thành ngoại và hầu như đã bị san phẳng hoàn toàn. Thành nội cũng hình chữ nhật, chu vi đo được 1600m. Hai cạnh đông và tây, mỗi cạnh dài 430m, hai cạnh bắc và nam, mỗi cạnh dài 370m. Thành nội cũng đắp bằng đất, bên ngoài và bên trong bó bằng đá ong, chân thành rộng từ 7-9m. Thành nội mở ba cửa: Cửa Tiền hay cửa Nam ở chính giữa cạnh nam nhìn thẳng ra cửa Vệ của thành nội.

    Tử Cấm Thành là vòng thành trong cùng, hình chữ nhật, chu vi đo được gần 600m. Thành chỉ mở một cửa phía nam, rộng chừng 15m, gọi là cửa Nam Lâu hay cửa Quyển Bồng.

    Năm 1793, Nguyễn Nhạc mất, thành Hoàng đế đổi tên là thành Quy Nhơn. Năm 1799, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đổi tên là thành Bình Định. Năm 1823, Gia Long phế bỏ thành Bình Định, cho chuyển ly sở về thôn Kim Châu và thôn An Ngãi, cách đó chừng 4km về phía nam (nay là thị xã Bình Định, huyện lỵ huyện An Nhơn). Thành Bình Định hoang phế và bị hủy hoại theo thời gian.

    Nay

    Thành cổ Đồ Bàn hay thành Bình Định từ ấy đến nay chỉ còn trơ một dãy gò sỏi đá cùng ngọn tháp Chàm Cánh Tiên ngạo nghễ với nắng mưa và theo nhà khảo cổ Parmentrir, thì đó là trung tâm thành Đồ Bàn thuở xa xưa. Đó đây lác đác vài cây cổ thụ dáng dấp mệt mỏi u buồn cùng những bụi cây gai xương xẩu. Những ao nước như Ao Liệt, Bàu Vệ, Bàu Nóc… là những nét chấm phá, điểm tô cho toàn cảnh bức tranh Đồ Bàn ngày nay.

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 3_zpsa089d595


    Ở trong khu cổ thành, những kiến trúc còn lại hầu hết đều thuộc đời nhà Nguyễn Gia Long. Đó là lăng mộ và đền Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu. Đền chỉ thu hẹp thành một tiểu đình mỗi cạnh 2m20, là di tích lầu Bát Giác nơi Võ Tánh tự thiêu mình.

    Hiện nay, thành cổ Đồ bàn, còn gọi là thành Hoàng Đế hay là thành Bình Định đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia cần được bảo tồn và trở thành nơi tham quan du lịch và nghiên cứu đầy hấp dẫn của Bình Định.

    (tư liệu tổng hợp)

    ---o0o---

    Thành Đồ Bàn như thế mang trên mình cả 3 thời kỳ lịch sử: Champa, Tây Sơn và triều Nguyễn
    Thật ra thì còn một thời kỳ nữa là thời XHCN. Sức ảnh hưởng của thời này cũng không ít. Có dạo Cách mạng quan niệm Võ Tánh là kẻ phản nghịch vì theo triều Nguyễn Gia Long chống lại những người nông dân áo vải, phần thì đập phá, phần thì trộm cướp. Bây giờ lại cho khôi phục, bảo tồn. Trước cung chánh điện lại cắm cả lá cờ đỏ sao vàng, mà thời ấy thì người ta chỉ dùng cờ đại phướn.


    Khuôn viên bên trong

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 2_zps901caed0


    Lăng tưởng niệm các binh sĩ thời Tây Sơn

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 4_zps834b2182

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 5_zpsbee09c0e


    Con Nghê đá quay mặt về hướng chánh điện

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 6_zps4a12d6e9


    Có hai lối mòn tiến vào chánh điện. Kế bên mỗi cổng lại có một lăng thờ: Lăng Cô và Lăng Cậu

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 7_zps4270d206


    Mặt trước và sau tấm văn bia

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 8_zps66fd7a5e

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 9_zps6efb7fcd


    Tử cấm thành nhìn về Tháp Cánh Tiên

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 10_zps9efca534


    Tiến vào chánh điện

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 11_zps123e3727

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 12_zpsb3101c82
    Lầu Bát giác

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 13_zpsd24e4bd2

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 14_zpsc367f827


    Khu vực thờ tự bên trong

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 15_zpsca343502

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 16_zps4c4b23fb


    Hai con nghê đá ở hai bên lối vào khu mộ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 17_zps161f48d7

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 18_zps2a9e1428

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 19_zps5bbd0388

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 20_zps2f36dcbf


    Mộ của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 21_zps29554972

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 22_zps19371cd5

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 23_zps5d7b0aac

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 24_zps264df05f

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 25_zps7205e447


    Bờ tường thành nội xây bằng đá tổ ong

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 26_zpsee5b2f76

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 27_zps8006b68d


    Hồ bán nguyệt phía tây. Phía đông cũng có một hồ bán nguyệt nhưng hồi em đến vẫn chưa khai quật xong

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 28_zps8edb51c4

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 30_zps0d8146a7

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 31_zps7ef70eda


    Bia di tích (đi từ hướng Đập Đá vào, hướng vào thứ 2 là đi qua tháp Cánh Tiên)
    (1) Thành cổ Đồ Bàn 32_zps49662b43


    Đình thờ gần bờ thành ngoại

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 33_zps2663dbdc


    Voi đá góc bên phải ngôi đình (hình như là voi cái)

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 34_zpsad62199b

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 35_zps668730d3


    Con này đứng ở bên trái, chắc là voi đực vì trang trí cũng ít se sua hơn con kia

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 36_zps68d2f5ce

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 37_zpsbb70e679


    Bờ thành ngoại

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 40_zpsbd7ae235


    Trên bờ thành (trên đồi) có hai viên đá tảng hình trụ, cao khoảng 2m, rộng 0,5m, là dấu tích còn lại

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 41_zpsb9aa55e1

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 42_zpsea3820ec

    (1) Thành cổ Đồ Bàn 43_zps9875f61b





    ---o0o---

    >> Tháp Chăm và những di tích tìm thấy

      Hôm nay: 28/4/2024, 16:01