Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thống Kê

Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 14 người, vào ngày 14/11/2012, 16:27

Latest topics


3 posters

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn

    phulam
    phulam
    Tập Bò
    Tập Bò


    Join date : 12/04/2012
    Tổng số bài gửi : 105
    Mức uy tín : 8
    Đến từ : Quy Nhơn
    Points : 197

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn Empty (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn

    Bài gửi by phulam 15/4/2013, 21:26

    A. Phủ Hoài Nhơn thế kỷ XV-XVI:

    Năm 1390, khi số phận anh hùng của Chế Bồng Nga chôn vùi trên đất Thăng Long, vương quốc Champa suy yếu hẳn.

    Năm 1402, triều Hồ cho quân đánh chiếm đất Chiêm Động, Cổ Lũy mở thêm đất đai hai châu Thăng Long và Tư Nghĩa, người Việt vào lập làng trên những phần đất của 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi hiện nay.

    70 năm sau, vào thời cực thịnh của nhà Lê, vua Lê Thánh Tôn đánh chiếm kinh thành Vijaya, bắt vua Chiêm là Trà Bồng và hơn 3 vạn người làm tù binh. Mồng 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471) nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi.

    Núi Thạch Bi ở ranh giới hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa ngày nay, là biên giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành sau năm 1471. Sau chiến thắng này, vua Lê Thánh Tông đã cho mài đá khắc bia ở đỉnh núi cao nhất, bên bờ biển, dựng bia làm mốc giới ghi lại như một lời thề với núi sông. Tương truyền Vua cho khắc hai dòng chữ:

    “Chiêm Thành quá thử, binh bại quốc vong
    An Nam quá thử, tướng tru binh diệt”


    Có nghĩa là: Chiêm Thành qua đấy, quân thua nước mất; An Nam qua đấy, tướng chết quân tan (theo Nguyễn Siêu, Phương đình dư địa chí, bản dịch Ngô Mạnh Minh, Sài Gòn, Tự Do, 1960, tr.132)

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 48_zpsee334c54

    Nước Champa suy yếu, bại trận lại bị chia thành 3 tiểu quốc:
    . Chiêm Thành: từ núi Thạch Bi trở về Nam, phong cho Bố Trì Trì, một tướng Chiêm xin hàng phục
    . Nam Bàn: từ núi Thạch Bi trở về phía Tây cho dòng dõi vua Chiêm
    . Hoa Anh: nước này nhanh chóng bị suy yếu, tàn lụi nên chưa xác minh được

    Từ năm 1471, lập phủ Hoài Nhơn và sau đó là phủ Quy Nhơn, lãnh thổ chỉ đến đèo Cù Mông. Phủ Hoài Nhơn có 3 huyện là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn

    Từ đó người Việt bắt đầu tiến dần vào sinh sống ở phủ Hoài Nhơn. Ngoài dân nghèo vào lập nghiệp còn có lực lượng quân đội, đặc biệt là các phạm nhân bị tội lưu đày cũng được quân đội hóa thành lực lượng chiến đấu và sản xuất ở vệ Hoài Nhơn. Trong Lịch triều Hiến chương loại chí có ghi chi tiết này: “Tháng 4 (năm Hồng Đức thứ 5-1474) có sắc chỉ rằng: Tù xử tội lưu, đi cận châu thì sung vệ quân Thăng Hoa, đi ngoại châu thì sung về Tư Nghĩa, đi viễn châu thì sung về quân Hoài Nhơn, tội nhân được tha chết cũng sung về quân Hoài Nhơn” (Phan Huy Chú, lịch triều hiến chương loại chí, hình luật chí ).

    Chúng ta hình dung đó là lớp cư dân đầu tiên của người Việt vào thế kỷ XV di dân đến đất phủ Hoài Nhơn, một cộng đồng nông dân nghèo, binh lính và phạm nhân trọng tội được đặc ân cho lưu đày và được quân đội hóa. Các làng xã cũng được hình thành từ đó...

    (trích tư liệu)

    ---o0o---

    Trong 3 huyện của phủ Hoài Nhơn bấy giờ, Tuy Viễn là địa phương tập trung phát triển mạnh hơn cả.
    Trước khi quay trở lại khu vực thịnh vượng của xứ Đàng Trong, mình nhìn sơ qua 3 huyện trên một lượt (tức là đi dọc con đường ven biển Bình Định)

    ---o0o---

    Một góc Tam Quan Nam.
    Nơi đây nổi tiếng về diện tích trồng dừa và nghề làm bánh tráng, còn con gái thì nước da trắng (ko biết có phải tụi nó tắm bằng nước dừa ko)
    "Công đâu công uổng, công thừa
    Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan"


    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 1_zps00e0c322


    Đường tắt vào Hoài Hương, Hoài Nhơn

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 2_zpsa29e1e2e


    Một góc biển Hoài Hương

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 3_zps137599b7


    Tả ngạn và hữu ngạn sông Lại Giang (1 trong 3 dòng sông lớn ở Bình Định)

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 4_zps5a722099

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 5_zps1c6ad90b


    Biển Lộ Diêu

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 6_zps1d90f505


    Cửa biển Hà Ra, Mỹ Đức, Phù Mỹ



    Đoạn tỉnh lộ qua Mỹ Thọ, Phù Mỹ

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 8_zpsb0ae9aca


    Đầm Đề Gi, Mỹ Chánh

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 9_zpse50d389a

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 10_zps7440ca9b



    Một gánh chợ quê ở Mỹ Cát

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 12_zps40428388


    Ruộng muối Phù Cát

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 13_zps0dfa7bb7

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 14_zps815886e1

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 15_zpsee479ac6


    Đoạn tỉnh lộ 639, cách Đề Gi 17 km

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 16_zps6e7a3fc1

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 17_zps4fdd8989


    Khu du lịch Vĩnh Hội

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 18_zps0b9f30e2


    Đường đi Cát Chánh

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 19_zpsf811de68


    Biển Trung Lương

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 20_zpse2e0eceb

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 21_zps14e9c5b0

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 22_zps5772caee


    Biển Phong Điện

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 24_zps2e74a040


    Ven đường Cát Chánh, Phù Cát

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 25_zps1bcce030


    Cát Nhơn & Cát Tường, Phù Cát (tỉnh lộ 635)

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 26_zps93712394

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 27_zpsce741847

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 28_zps0effa7b8


    Đập nước thủy lợi ở Nhơn Thành, An Nhơn

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 29_zps4dc855b9


    Cầu Bà Di (đi thẳng ra Quãng Ngãi, rẽ trái lên Tây Sơn, An Khê)

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 30_zpsb920cfd5


    Ngả ba Tân An (QL1 và đường tránh đi qua thị xã Bình Định)

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 31_zpsac93b2c6


    Đập nước thủy lợi ở Liêm Trực (thị xã Bình Định)

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 32_zps10a166d9


    Nhánh sông Côn chảy qua bến đò Trường Thi, Nhơn Hòa, An Nhơn
    Gọi là bến đò Trường Thi vì bên này sông có di tích trường thi mà ngày xưa triều đình mở khóa thi cho thí sinh lều chõng. Nay trên nền di tích đó là lò gạch. Nơi này còn gắn liền với bến My Lăng đã đi vào văn học qua bài thơ Bến My Lăng nổi tiếng của nhà thơ Yến Lan.
    “Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
    Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
    Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
    Ông lái buồn để gió lén mơn râu...”

    Em sinh ra bên bến sông này. Ngày đó, đi cầu tre để qua thị trấn học, con nít trong thôn vẫn hay té xuống sông, dì em đi bán rau từng bị lũ cuốn trôi sắp mất mạng, ông Ngoại trước khi nhắm mắt chỉ trông được một lần nhìn thấy cầu bê tông bắc qua…

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 33_zps3917cdfb


    Ngày mùa trên cánh đồng Nhơn Khánh, An Nhơn

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 34_zpsd1c05df0

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 35_zps2d1bd7b9


    Hồ Núi Một, Nhơn Tân, An Nhơn

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 45_zps9aeb3e0c

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 46_zps2760a9fc


    Bình Nghi, Tây Sơn

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 37_zps74e950c6

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 38_zpsf466bb70

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 39_zps09a89cd0


    Hoa dại ven đường

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 40_zpsaf1cd14e

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 44_zpsb0910d12


    Di tích núi Thạch Bi (còn gọi là núi Đá Bia)

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn 47_zps6d99284f

    ---o0o---

    >> Phủ Quy Nhơn dưới triều Tây Sơn



    Được sửa bởi phulam ngày 22/4/2013, 23:49; sửa lần 1.
    avatar
    longwin
    Đỡ không nổi
    Đỡ không nổi


    Join date : 15/12/2011
    Tổng số bài gửi : 680
    Age : 45
    Mức uy tín : 6
    Đến từ : HCM
    Points : 717
    Status : bửoi

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn Empty Re: (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn

    Bài gửi by longwin 15/4/2013, 22:38

    Cha nay cho doi nghe di.tu lieu hay,hinh anh dep,hoi xua lam phong tinh vien chac k chiu b.e.m con Tong Bien Tap nen bi duoi chua gi.kakakaka
    dongvan03
    dongvan03


    Join date : 24/02/2016
    Tổng số bài gửi : 14
    Mức uy tín : 0
    Đến từ : http://thebank.vn/tag/9643-vay-tieu-dung
    Points : 14

    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn Empty Re: (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn

    Bài gửi by dongvan03 27/2/2016, 11:28

    Chà ảnh đẹp nhìn phê quá.
    Không liên quan nhưng mà ảnh đầu tiên như cánh rừng dừa trong đế chế :v

    Sponsored content


    (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn Empty Re: (6) Người Việt tiến vào phủ Hoài Nhơn

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 19/3/2024, 15:59