Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thống Kê

Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 14 người, vào ngày 14/11/2012, 16:27

Latest topics


    (5) Thập tháp Di Đà tự

    phulam
    phulam
    Tập Bò
    Tập Bò


    Join date : 12/04/2012
    Tổng số bài gửi : 105
    Mức uy tín : 8
    Đến từ : Quy Nhơn
    Points : 197

    (5) Thập tháp Di Đà tự Empty (5) Thập tháp Di Đà tự

    Bài gửi by phulam 13/4/2013, 14:19

    Kể từ khi vào trấn đất Thuận Hóa và mở mang bờ cõi xa dần về phía nam, ngoài việc chăm lo về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa trong hơn hai trăm năm, các chúa Nguyễn đều coi trọng đạo Phật cho xây dựng nhiều chùa chiền, đúc nhiều chuông, nhiều tượng Phật.

    Năm Ất Tỵ (1665) đời chúa Nguyễn Phước Tần, Tổ Nguyên Thiều Tôn, húy Nguyên Thiều, người họ Tạ, quê ở Quảng Đông, Trung Hoa đến Việt Nam, ở lại đất Quy Ninh (Bình Định ngày nay) để tìm đất cất chùa. Nhân có mười ngôi tháp Chàm đã bị sụp đổ, Tổ cho lấy gạch xây dựng chùa thờ Phật gọi là chùa Thập Tháp. Còn Di Đà (MiTa) cũng có nghĩa là lí tánh bản giác chúng sanh. Tổng hợp hai ý nghĩa trên Tổ đình được mệnh danh là "Thập Tháp Di Đà Tự"

    Chùa Thập Tháp tọa lạc trên khu đồi mang tên Long Bích. Về phía bắc, nằm yểm hậu sát cạnh thành Đồ Bàn, thuộc thôn Vạn Xuân, xã Nhơn Thành, An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 28km.

    Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ khẩu gồm bốn dãy, ba gian, hai chái, lợp ngói âm dương, xây bằng gạch và bằng đá ong. Đặc biệt là kèo, trính, quyết đều bằng sao và muồng. Cột lớn toàn bằng danh mộc.

    Tổ đình này được truyền theo dòng Lâm Tế chính phái. Kể từ Tổ khai sơn đến nay Tổ đình truyền thừa được 14 đời, trải qua thời gian 314 năm.

    (trích văn bia)

    ---o0o---

    Bước chân vào chùa Thập Tháp, tâm trí bị cuốn hút ngay bỡi chập chùng những ngôi tháp cổ. Hình dạng của tháp còn mang ý nghĩa biểu trưng trong nhà Phật: tháp có 3 tầng là Tam Bảo, tháp 5 tầng là Ngũ Phương Ngũ Phật, tháp 7 tầng là Thất Như Lai.

    (5) Thập tháp Di Đà tự 1_zps10477c4f

    (5) Thập tháp Di Đà tự 2_zpsdde0dc9e

    (5) Thập tháp Di Đà tự 3_zps41753538

    (5) Thập tháp Di Đà tự 4_zps1b3e0664

    (5) Thập tháp Di Đà tự 5_zps890a5371

    (5) Thập tháp Di Đà tự 6_zps4901e726

    (5) Thập tháp Di Đà tự 7_zps8b92ff1e

    (5) Thập tháp Di Đà tự 8_zpsf40dd318

    (5) Thập tháp Di Đà tự 9_zps6eba4dfe

    (5) Thập tháp Di Đà tự 10_zps3831f270

    (5) Thập tháp Di Đà tự 11_zpscd8fd435

    (5) Thập tháp Di Đà tự 12_zpsc92a3571

    (5) Thập tháp Di Đà tự 13_zps3da9d7f3

    (5) Thập tháp Di Đà tự 14_zpsc6ee0f26

    (5) Thập tháp Di Đà tự 15_zps5035a5aa

    (5) Thập tháp Di Đà tự 16_zps308db35c

    (5) Thập tháp Di Đà tự 17_zps3658e1de

    (5) Thập tháp Di Đà tự 18_zps4bf81c07

    (5) Thập tháp Di Đà tự 19_zps3267571d

    (5) Thập tháp Di Đà tự 20_zps75788014

    (5) Thập tháp Di Đà tự 21_zpsab19c9b3


    Linh thú trong khu tháp cổ. Con nghiêng mình, con trợn mắt, con giương thế, con nhảy nhỏm, con nhe răng, con cười xòe... tất cả làm thành một bộ sưu tập đa sắc thái góp phần cuốn hút kẻ tìm chốn tâm linh.

    (5) Thập tháp Di Đà tự 36_zpsa5041d0e

    (5) Thập tháp Di Đà tự 37_zpsa75193c2

    (5) Thập tháp Di Đà tự 38_zps3d5f2ae0

    (5) Thập tháp Di Đà tự 39_zpsa5f903ab

    (5) Thập tháp Di Đà tự 40_zps94310344

    (5) Thập tháp Di Đà tự 41_zps5865131e

    (5) Thập tháp Di Đà tự 42_zpsa0675a69

    (5) Thập tháp Di Đà tự 43_zpsa2093748

    (5) Thập tháp Di Đà tự 44_zpsc77ed32e

    (5) Thập tháp Di Đà tự 45_zpsd6e8d954

    (5) Thập tháp Di Đà tự 46_zps7488ecf3

    (5) Thập tháp Di Đà tự 47_zpsd97e6401

    (5) Thập tháp Di Đà tự 48_zpscbfefb79

    (5) Thập tháp Di Đà tự 49_zps399a9487



    Từ gian chánh điện tiến vào bên trong

    (5) Thập tháp Di Đà tự 22_zps691abbfd

    (5) Thập tháp Di Đà tự 23_zps9232b385

    (5) Thập tháp Di Đà tự 24_zps00fa8c3b

    (5) Thập tháp Di Đà tự 25_zps1a907175

    (5) Thập tháp Di Đà tự 26_zps13fb8205

    (5) Thập tháp Di Đà tự 27_zps355f7a29

    (5) Thập tháp Di Đà tự 28_zps4ff0bf28

    (5) Thập tháp Di Đà tự 29_zps1e59db77

    (5) Thập tháp Di Đà tự 30_zpsd3d6ee78

    (5) Thập tháp Di Đà tự 31_zpsa238bf31

    (5) Thập tháp Di Đà tự 32_zps01d807e9

    (5) Thập tháp Di Đà tự 34_zps6b7c93dc


    Phiến đá trắng này được sử dụng làm bệ chém trị tội nghịch thần hay tội phạm trong triều Tây Sơn. Sau thời gian chiến chinh ly loạn, phiến đá nằm chênh vênh giữa lối mòn nơi dân làng hay qua lại. Tử khí còn hiển linh, hồn ma hay hiện về quấy nhiễu nên các sư sãi đã đưa nó về chùa để thờ cúng, giải oan.

    (5) Thập tháp Di Đà tự 33_zpsb7ad378e


    Trước mặt cổng chùa là ao sen xây bằng đá tổ ong thời Chăm. Bên trong sân, cạnh giếng vuông có đặt bộ bàn ghế đá. Một đêm sáng trăng nào đó, ngồi ở chỗ đó, có nước mát nấu trà, có hương hoa thoang thoảng, có giếng vuông làm chứng, có đá trắng làm tin, có sư sãi bầu bạn, ngồi kể chuyện đời xưa trong tiếng mõ tiếng kinh lãng đãng, thế nào hồn ma bóng quế cũng hiện hình về để góp nhặt tâm tình... Thật không có chi thú vị bằng !
    (nói vậy thôi chứ tụi nó mà xuất hiện, mấy bác thích thì ngồi lại, em đi ngủ trước cho chắc ăn...)

    (5) Thập tháp Di Đà tự 35_zps5957aa05

    (5) Thập tháp Di Đà tự 50_zpsb759c076

    Như vậy là mình đã bước ra khỏi 5 thế kỷ hưng vong của vương quốc Champa. Chùa Thập Tháp là một đại diện của thế kỷ 17 nhưng còn lưu giữ nhiều dấu tích trước thế kỷ 15. Đây sẽ là dấu gạch nối để mình tiếp tục bước sang một không gian khác: Phủ Quy Nhơn dưới các triều đại Phong Kiến VN.

    ---o0o---
    >> Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn


      Hôm nay: 26/4/2024, 20:48