Nước Mặn
Nước Mặn là tên gọi một thành phố cảng sông nằm bên đầm Thị Nại, nay bị tàn lụi.
Phố cảng không còn, cư dân buôn bán đã tản mát, để lại một cảnh làng quê nông nghiệp có tên An Hòa thuộc xã Phước Quang huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định ngày nay.
Đầu thế kỷ 17 cả Hội An và Nước Mặn đều đã có luồng buôn mậu dịch với nước ngoài
Thành phố Nước Mặn được tổ chức theo mô hình cảng-phố-chợ nằm liên hoàn nhau càng tăng thêm ý nghĩa mậu dịch của nó. Hàng hóa theo thuyền ghe, xe, ngựa gồng gánh lên đây, tấp nập nhất là những ngày có phiên chợ.
Thương nhân Nước Mặn bao gồm 2 bộ phận: một bộ phận có phố, tiệm buôn thường xuyên ở Nước Mặn, họ mở đại lý, làm môi giới tổ chức bao mua, bao tiêu hoặc buôn bán lẻ. Bộ phận thứ 2 là thương nhân các nơi khác đên mua bán tại Nước Mặn trong ngày hoặc dài ngày, trong đó có thương nhân Trung Quốc và các nước đến bán cho hết hàng và mua được hàng trước khi chở về nước.
Thương nhân chủ yếu ở Nước Mặn là người Việt và Hoa thương, nhưng Hoa thương lại nắm nhiều thực lực hơn, họ sống ở Nước Mặn đông đảo lập thành làng Minh Hương.
Bước sang thế kỷ 19, phố Nước Mặn đã suy tàn, một số Hoa thương về Quy Nhơn và đi các nơi khác buôn bán.
Thị Tứ Gò Bồi
Gò Bồi như cái tên gọi của nó cũng cho ta hình dung được sự mới mẻ của thị tứ này trong quá trình bồi tụ của lòng sông. Gò Bồi cách Nước Mặn 2km về phía đông.
Trước đây, ghe thuyền từ cửa Kẻ Thử đi thẳng lên buôn bán ở Nước Mặn. Khi Kẻ Thử bị bồi cạn, nghề thương nghiệp của Nước Mặn phải chịu cảnh “vùi dập” của giới tự nhiên.
Vạn Gò Bồi ra đời để thay thế nhưng không phồn thịnh như Nước Mặn.
Gò Bồi ra đời lúc cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nên luồng hàng buôn bán có phần hạn chế.
Gò Bồi chỉ làm dấu gạch nối mờ nhạt trong lịch sử phát triển thương nghiệp và phố cảng của Quy Nhơn. Nó không mang sắc thái phố cảng như Nước Mặn của thế kỷ 18 hoặc Quy Nhơn của thế kỷ 19.
Ngày nay nhiều người nhớ đến Gò Bồi vị tiếng tăm của nước mắm và cũng là nơi sinh ra nhà thơ Xuân Diệu.
Kết
Xét về tầm vóc của thương cảng, Nước Mặn không thể hơn càng Thị Nại thời vương quốc Champa (X-XV). Xét về ngoại thương, Nước Mặn có vị trí quan trọng cho cả Quy Nhơn và cả vùng Tây Nguyên hiện nay.
Rõ ràn, sự “vùi dập” của tự nhiên làm Nước Mặn sụp đổ hoàn toàn
Gò Bồi gắng gượng nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu khách quan của một thị trường nội địa với lượng hàng hóa dồi dào.
Cửa khẩu Thị Nại trở thành độc quyền cho việc giao lưu và hội tụ hàng hóa. Hoa thương tụ họp về Quy Nhơn trên đoạn đường Bạch Đằng, bên bờ đầm Thị Nại để phát triển doanh thương, xây dựng đền chùa… hội quán, lập tiệm buôn, mở phố xá.
Người Pháp đã thông minh sớm nhìn ra viễn cảnh một Quy Nhơn trù phú. Năm 1874, Pháp ký hiệp ước thông cửa Quy Nhơn, một nền kỹ thuật công nghệ sản xuất đã làm cho Quy Nhơn thay đổi về chất, khởi sắc và thịnh vượng.
---o0o---
Không còn tìm thấy nhiều dấu vết của Nước Mặn khi xưa. Nay chỉ thấy con cháu ở Tuy Phước cắm đầu cắt với phơi lúa thôi.
Một ngôi chùa cổ, một giếng vuông, một bến cảng và mấy gốc cây cổ thụ là tất cả những gì còn xót lại
Một góc thị tứ Gò Bồi. Cứ đi thẳng con đường này là đến Nhà lưu niệm Xuân Diệu
Đình Phước Hòa, một ngôi đình của người Hoa xưa cũng chịu chung số phận lãng quên cùng Nước Mặn
(Người giữ đình, em quên mất tên nhân vật)
---o0o---
>> Nhà thờ Lòng Sông
Nước Mặn là tên gọi một thành phố cảng sông nằm bên đầm Thị Nại, nay bị tàn lụi.
Phố cảng không còn, cư dân buôn bán đã tản mát, để lại một cảnh làng quê nông nghiệp có tên An Hòa thuộc xã Phước Quang huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định ngày nay.
Đầu thế kỷ 17 cả Hội An và Nước Mặn đều đã có luồng buôn mậu dịch với nước ngoài
Thành phố Nước Mặn được tổ chức theo mô hình cảng-phố-chợ nằm liên hoàn nhau càng tăng thêm ý nghĩa mậu dịch của nó. Hàng hóa theo thuyền ghe, xe, ngựa gồng gánh lên đây, tấp nập nhất là những ngày có phiên chợ.
Thương nhân Nước Mặn bao gồm 2 bộ phận: một bộ phận có phố, tiệm buôn thường xuyên ở Nước Mặn, họ mở đại lý, làm môi giới tổ chức bao mua, bao tiêu hoặc buôn bán lẻ. Bộ phận thứ 2 là thương nhân các nơi khác đên mua bán tại Nước Mặn trong ngày hoặc dài ngày, trong đó có thương nhân Trung Quốc và các nước đến bán cho hết hàng và mua được hàng trước khi chở về nước.
Thương nhân chủ yếu ở Nước Mặn là người Việt và Hoa thương, nhưng Hoa thương lại nắm nhiều thực lực hơn, họ sống ở Nước Mặn đông đảo lập thành làng Minh Hương.
Bước sang thế kỷ 19, phố Nước Mặn đã suy tàn, một số Hoa thương về Quy Nhơn và đi các nơi khác buôn bán.
Thị Tứ Gò Bồi
Gò Bồi như cái tên gọi của nó cũng cho ta hình dung được sự mới mẻ của thị tứ này trong quá trình bồi tụ của lòng sông. Gò Bồi cách Nước Mặn 2km về phía đông.
Trước đây, ghe thuyền từ cửa Kẻ Thử đi thẳng lên buôn bán ở Nước Mặn. Khi Kẻ Thử bị bồi cạn, nghề thương nghiệp của Nước Mặn phải chịu cảnh “vùi dập” của giới tự nhiên.
Vạn Gò Bồi ra đời để thay thế nhưng không phồn thịnh như Nước Mặn.
Gò Bồi ra đời lúc cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nên luồng hàng buôn bán có phần hạn chế.
Gò Bồi chỉ làm dấu gạch nối mờ nhạt trong lịch sử phát triển thương nghiệp và phố cảng của Quy Nhơn. Nó không mang sắc thái phố cảng như Nước Mặn của thế kỷ 18 hoặc Quy Nhơn của thế kỷ 19.
Ngày nay nhiều người nhớ đến Gò Bồi vị tiếng tăm của nước mắm và cũng là nơi sinh ra nhà thơ Xuân Diệu.
Kết
Xét về tầm vóc của thương cảng, Nước Mặn không thể hơn càng Thị Nại thời vương quốc Champa (X-XV). Xét về ngoại thương, Nước Mặn có vị trí quan trọng cho cả Quy Nhơn và cả vùng Tây Nguyên hiện nay.
Rõ ràn, sự “vùi dập” của tự nhiên làm Nước Mặn sụp đổ hoàn toàn
Gò Bồi gắng gượng nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu khách quan của một thị trường nội địa với lượng hàng hóa dồi dào.
Cửa khẩu Thị Nại trở thành độc quyền cho việc giao lưu và hội tụ hàng hóa. Hoa thương tụ họp về Quy Nhơn trên đoạn đường Bạch Đằng, bên bờ đầm Thị Nại để phát triển doanh thương, xây dựng đền chùa… hội quán, lập tiệm buôn, mở phố xá.
Người Pháp đã thông minh sớm nhìn ra viễn cảnh một Quy Nhơn trù phú. Năm 1874, Pháp ký hiệp ước thông cửa Quy Nhơn, một nền kỹ thuật công nghệ sản xuất đã làm cho Quy Nhơn thay đổi về chất, khởi sắc và thịnh vượng.
(trích tư liệu)
---o0o---
Không còn tìm thấy nhiều dấu vết của Nước Mặn khi xưa. Nay chỉ thấy con cháu ở Tuy Phước cắm đầu cắt với phơi lúa thôi.
Một ngôi chùa cổ, một giếng vuông, một bến cảng và mấy gốc cây cổ thụ là tất cả những gì còn xót lại
Một góc thị tứ Gò Bồi. Cứ đi thẳng con đường này là đến Nhà lưu niệm Xuân Diệu
Đình Phước Hòa, một ngôi đình của người Hoa xưa cũng chịu chung số phận lãng quên cùng Nước Mặn
(Người giữ đình, em quên mất tên nhân vật)
---o0o---
>> Nhà thờ Lòng Sông