Chủ đề này có nhiều mục liên quan đến tư liệu lịch sử, em sẽ cố gắng tóm gọn.
Chỗ nào nhiều chữ quá mấy bác có thể lướt qua
Hình ảnh nào không phải do em chụp sẽ có dòng chữ “ảnh sưu tầm” ở góc hình.
---o0o---
Tên gọi của thành phố có từ cuối thế kỷ XIX nhưng trong lịch sử, tên gọi Quy Nhơn đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XVII, vào năm 1602 với tư cách là một phủ, đơn vị hành chính có địa giới hành chính ứng với tỉnh Bình Định hiện nay.
Bờ biển Quy Nhơn dài 42 km, nơi có nhiều ghềnh, bãi như ghềnh Ráng, bãi Dừa, bãi Xếp… là những nơi tắm biển hấp dẫn với nhiều cảnh đẹp kỳ thú.
Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, có đủ các yếu tố cảnh quan địa lý như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, ghềnh bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bờ biển, đảo và bán đảo… Đây là một hiện tượng thu gọn cảnh quan của đất nước rất đặc sắc mà hiếm thấy yếu tố đa dạng này ở một thành phố khác trên đất nước ta.
A. QUY NHƠN DƯỚI THỜI VƯƠNG QUỐC CHAMPA.
Có thể lấy mốc năm 192, dân tộc Chàm nổi dậy đấu tranh giành độc lập, thành lập riêng quốc gia của mình, cho đến khi tộc người ấy hòa nhập vào khối cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (thế kỷ 17), văn hóa Champa đã có quá trình phát sinh, phát triển và hội nhập.
Đặt vấn đề Quy Nhơn dưới thời vương quốc Champa chỉ là một không gian văn hóa có tính tương đối.
Trong lịch sử Champa, Bình Định nói chung, Quy Nhơn nói riêng thuộc vùng Vijaya. Từ thế kỷ XI đến XV từng là đế đô của vương quốc Chăm (vào khoảng thời gian từ 1000 đến 1471).
Cùng với đô thành của Chà Bàn, hàng loạt các công trình kiến trúc tôn giáo khác được xây dựng rải rác ở khắp nơi, tập hợp thành những di tích đơn lẻ.
Các kiến trúc tháp Bình Định thường được xây dựng trên những đồi cao, tập trung chủ yếu trên đồng bằng Bình Định. Một điều khác nữa là bên cạnh mỗi tháp luôn có một dòng sông chảy ngang qua.
Hiện nay có 14 công trình kiến trúc tập trung tại 8 điểm (Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông). Bốn tòa thành cổ (Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì) cùng hàng loạt các tác phẩm điêu khắc, phế tích tháp, giếng cổ.
Với những vết tích, di tích còn để lại ở mảnh đất này cho ta khẳng định một cách chắc chắn Quy Nhơn là một tế bào trong một khu vực liền khoảnh của vùng đất Vijaya trong lịch sử. Dấu tích văn hóa còn lại là cứ liệu tin cậy nhất cho quan niệm đó.
---o0o---
>> Thành cổ Đồ Bàn
Chỗ nào nhiều chữ quá mấy bác có thể lướt qua
Hình ảnh nào không phải do em chụp sẽ có dòng chữ “ảnh sưu tầm” ở góc hình.
---o0o---
Một vài hình ảnh về không gian văn hóa, địa lý
Đất Quy Nhơn xưa
Đất Quy Nhơn xưa
“yêu Quê hương, bắt đầu ngay chỗ nó bắt đầu…
Tên gọi của thành phố có từ cuối thế kỷ XIX nhưng trong lịch sử, tên gọi Quy Nhơn đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XVII, vào năm 1602 với tư cách là một phủ, đơn vị hành chính có địa giới hành chính ứng với tỉnh Bình Định hiện nay.
Bờ biển Quy Nhơn dài 42 km, nơi có nhiều ghềnh, bãi như ghềnh Ráng, bãi Dừa, bãi Xếp… là những nơi tắm biển hấp dẫn với nhiều cảnh đẹp kỳ thú.
Quy Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, có đủ các yếu tố cảnh quan địa lý như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối, ghềnh bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bờ biển, đảo và bán đảo… Đây là một hiện tượng thu gọn cảnh quan của đất nước rất đặc sắc mà hiếm thấy yếu tố đa dạng này ở một thành phố khác trên đất nước ta.
A. QUY NHƠN DƯỚI THỜI VƯƠNG QUỐC CHAMPA.
Có thể lấy mốc năm 192, dân tộc Chàm nổi dậy đấu tranh giành độc lập, thành lập riêng quốc gia của mình, cho đến khi tộc người ấy hòa nhập vào khối cộng đồng các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (thế kỷ 17), văn hóa Champa đã có quá trình phát sinh, phát triển và hội nhập.
Đặt vấn đề Quy Nhơn dưới thời vương quốc Champa chỉ là một không gian văn hóa có tính tương đối.
Trong lịch sử Champa, Bình Định nói chung, Quy Nhơn nói riêng thuộc vùng Vijaya. Từ thế kỷ XI đến XV từng là đế đô của vương quốc Chăm (vào khoảng thời gian từ 1000 đến 1471).
Cùng với đô thành của Chà Bàn, hàng loạt các công trình kiến trúc tôn giáo khác được xây dựng rải rác ở khắp nơi, tập hợp thành những di tích đơn lẻ.
Các kiến trúc tháp Bình Định thường được xây dựng trên những đồi cao, tập trung chủ yếu trên đồng bằng Bình Định. Một điều khác nữa là bên cạnh mỗi tháp luôn có một dòng sông chảy ngang qua.
Hiện nay có 14 công trình kiến trúc tập trung tại 8 điểm (Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông). Bốn tòa thành cổ (Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì) cùng hàng loạt các tác phẩm điêu khắc, phế tích tháp, giếng cổ.
Với những vết tích, di tích còn để lại ở mảnh đất này cho ta khẳng định một cách chắc chắn Quy Nhơn là một tế bào trong một khu vực liền khoảnh của vùng đất Vijaya trong lịch sử. Dấu tích văn hóa còn lại là cứ liệu tin cậy nhất cho quan niệm đó.
(tư liệu tổng hợp)
---o0o---
>> Thành cổ Đồ Bàn
Được sửa bởi LaVic ngày 10/4/2013, 12:34; sửa lần 1. (Reason for editing : Em chỉnh sửa link ảnh ạ)