Hic bác anhnguyen đừng doạ em, bác càng nói em càng.....
bởi vì sắp đến "thời kỳ mặt trời thứ 5" theo Maya cổ đấy
Nền văn minh của những người da đỏ Maya là một câu đố lớn đối với các
nhà khoa học đương đại. Trong những thời kỳ họ bị xâm chiếm, kẻ địch đã
tiêu huỷ hầu hết các nguồn tài liệu ghi chép của nền văn minh Maya.
Đến thời đại chúng ta còn giữ được quá ít nguồn để có thể biết từ
đâu đã xuất hiện nền văn minh Maya, điều gì là nguyên nhân suy tàn nền
văn minh phồn thịnh đó và ai đã cho những người da đỏ Maya sự hiểu biết
về vũ trụ và tương lai?
Sáng tạo vĩ đại nhất của những người da đỏ Maya là việc làm ra lịch.
Mốc ngày huyền bí đã được đặt ra để làm cơ sở cho lịch Maya chính là
ngày 13 tháng 8 năm 3113 trước Công nguyên. Hình như lịch pháp đã được
tạo ra từ cái đó và bằng cách tính thuần tuý số lượng ngày đã qua. Tương
tự, chúng ta cũng đang sử dụng cái ngày huyền bí “giáng sinh Chúa
Jesus” cho lịch pháp của mình.
Lịch Maya cho dù đã có từ xưa nhưng chính xác một cách đáng kinh
ngạc. Theo các tính toán hiện đại, độ dài của một năm mặt trời (năm
dương lịch) là 365,2422 ngày. Những người Maya đã tính được giá trị
365,2420 ngày - lệch với giá trị trước rất bé. Theo ý kiến của các nhà
khoa học, để tạo được lịch chính xác đến như vậy đòi hỏi phải quan sát
và ghi chép sự chuyển động của các hành tinh trong một giai đoạn xấp xỉ
10 ngàn năm.
Từ đâu mà trong thời gian ấy đã có được những kỹ năng tính toán
chính xác đến như vậy? Nếu như tin cậy lịch của những người Maya, trong
đó thời gian đã được chia thành những chu kỳ, thì kết thúc chu kỳ của
chúng ta sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng 12 năm 2012. Theo các huyền thoại
Maya, mỗi chu kỳ kết thúc bởi sự huỷ diệt hầu như toàn bộ nền văn minh
sống trong chu kỳ đó.
Theo tính toán của các nhà khoa học, “Mặt Trời Thứ Năm” đã được bắt
đầu ngày 13 tháng 8 năm 3113 trước Công nguyên. Vì sao lại chính khi đó?
Thời gian này có liên quan đến biến cố nào? Không ai biết chính xác.
Cũng không ai biết được rằng, từ đâu mà ở những người Maya xa xưa nói
chung đã có được một hệ thống tính toán lịch tinh vi và chia quãng thời
gian thành các chu kỳ. Tuy vậy, con người đương đại tin rằng ngay ở đó
có ý nghĩa nhất định. Và người ta đang cố sức tiên đoán. Người ta nói
đến những thảm hoạ mà chúng sẽ đánh dấu khởi đầu cho một chu kỳ vĩ đại
tiếp theo của lịch Maya - “Thời Đại Sáng Tạo Thứ Sáu” hay “Mặt Trời Thứ
Sáu”.
Những người phụng sự Maya cho biết rằng, từ thời điểm tạo ra giống
người đã trải qua bốn chu kỳ hay bốn “Mặt Trời”. Đã thay đổi bốn chủng
tộc người, họ bị chết trong thời gian xảy ra những thảm hoạ to lớn. Và
chỉ một số ít người sống sót, nói lại những gì đã diễn ra.
“Mặt Trời Thứ Nhất” kéo dài 4008 năm và đã bị huỷ diệt bởi các trận
động đất. “Mặt Trời Thứ Hai” kéo dài 4010 năm và đã bị huỷ diệt bởi
những cơn cuồng phong. “Mặt Trời Thứ Ba” kéo dài 4081 năm và đã sụp đổ
dưới những trận mưa lửa do các núi lửa phun trào. “Mặt Trời Thứ Tư” kéo
dài 5026 năm và đã bị huỷ diệt bởi trận đại hồng thuỷ.
Bây giờ chúng ta đang sống trong thời kỳ của
Thời Đại Sáng Tạo Thứ
Năm hay “Mặt Trời Thứ Năm”. Nó còn được biết đến với tên gọi “Mặt Trời
Biến Động”. Những người Maya cho rằng, để kết thúc chu kỳ 5126 năm đương
thời sẽ xảy ra một sự biến động nào đó của Trái Đất, kéo theo sự huỷ
diệt nền văn minh nhân loại chúng ta.
Điều đáng chú ý nhất là vào ngày 21 tháng 12 năm 2012 sẽ có sự kiện
thẳng hàng các hành tinh. Sao Thổ, sao Mộc, sao Hoả và Trái Đất sẽ cùng
nằm trên một đường thẳng. Thực tế thì các biến cố thẳng hàng hành tinh
như vậy đã tồn tại trước đây. Vậy thì sự cố các hành tinh thẳng hàng vào
ngày 21 tháng 12 năm 2012 khác với những sự cố tương tự đã có bởi điều
gì? Điều cốt lõi là ở chỗ, vào ngày đó cùng nằm trên một đường thẳng
không những các hành tinh thuộc hệ mặt trời chúng ta mà cả các hành tinh
của những hệ mặt trời khác, chúng tạo thành đường thẳng đi qua tâm
thiên hà. Điều này có bản chất hoàn toàn khác. Có thể so sánh quá trình
đó với các kim đồng hồ khi chúng nằm một chỗ ở điểm 12 giờ. Tổ hợp như
vậy sẽ đánh dấu sự chuyển đổi vũ trụ từ hệ thống này thành một hệ thống
khác.