Thanks bác win2170 đã mở ra 1 bài viết hay!
Em xin phép bổ sung thêm 1 ít thông tin lượm lặt được từ nhiều nguồn để mọi người có thể mở rộng đường bình luận, thứ hai là để anh em ta mở mang hiểu biết
Với hiểu biết còn hạn chế nên nếu có điều gì cần bàn sâu hơn thì ta cứ thoải mái bóng bàn, nếu không ra được ta lại tìm cụ gù còn không được nữa thì lại nhờ ông rubella.
1.Bugi là gì:Bugi là bộ phận tạo ra tia lửa điện trong buồng đốt, môi trường làm việc của nó rất khắc nghiệt, tần suất làm việc cao, chi phối rất nhiều đến hiệu suất của động cơ.
Bugi có nhiệm vụ rất quan trọng là phải phát sinh được tia lửa điện giữa hai điện cực ( cực trung tâm và cực bên nối mát), để đốt cháy hỗn hợp không khí – xăng từ chế hòa khí đã được nạp vào buồng đốt vì vậy mà bugi được chế tạo với các yêu cầu rất đặc biệt sau :
- Có độ bền cơ học cao
- Có khả năng chịu nhiệt cao và áp suất cao
- Đảm bảo tia lửa luôn mạnh và ổn định trong mọi điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau.
Một số điểm chú ý trong cấu tạo của bugi :
a. Điện cực của bugi: Đây là nơi tập trung tạo ra tia lửa điện, vì vậy các nhà sản xuất bugi sử dụng các loại vật liệu thích hợp để tạo ra tia lửa điện ổn định trong mọi điều kiện làm việc khắc nghiệt (nhiệt độ và áp suất luôn thay đổi), cũng như có khả năng chống ăn mòn cao. Thông thường vật liệu dùng để chế tạo lõi điện cực là Đồng (Cu) còn đầu cực nơi phóng ra tia lửa điện là các hợp kim Niken với Crôm, Mangan, Silicon,….
b. Vỏ cách điện: Đảm bảo không rò rỉ điện cao áp, có độ bền cơ học cao, chịu được nhiệt độ cao, có tính truyền nhiệt tốt. Vật liệu làm vỏ cách điện thường là gốm oxít nhôm (Al2O3).
Trên thân vỏ cách điện, về phía đầu tiếp xúc với chụp bugi, các nhà sản xuất luôn tạo ra một số nếp nhăn sóng ( thường có khoảng 4 hoặc 5 nếp nhăn sóng), mục đích của việc tạo ra nếp nhăn sóng này để ngăn ngừa hiện tượng phóng điện cao áp từ đầu tiếp xúc của bugi xuống phần kim loại (Đánh lửa ra mát động cơ), làm giảm hiệu qủa đánh lửa trong buồng đốt của động cơ.
Mọi người thường ít chú ý đến các đặc điểm cấu tạo của phần sứ cách điện bao quanh điện cực giữa mà thường chỉ chú ý đến phần ren của đầu bu-gi có tương đương với bu-gi của xe mình hay không. Trong các thông số kỹ thuật của bu-gi thì thông số "chỉ số nhiệt" là quan trọng nhất vì muốn cho bu-gi làm việc tốt phải lựa chọn bu-gi theo nguyên tắc: Tỷ số nén của động cơ càng cao thì phải dùng loại bu-gi càng lạnh, chỉ số nhiệt càng lớn.
Chỉ số nhiệt của bu-gi chia thành 9 loại, đánh số từ 2 đến 11. Số càng cao, bu-gi càng lạnh. Dùng nhầm loại bu-gi lạnh cho xe lắp động cơ có tỷ số nén thấp, máy làm việc sẽ ậm ạch. Ngược lại, dùng bu-gi nóng cho máy có tỷ số nén cao, bu-gi sẽ chóng bị rạn nứt phần cực cách điện. Tính chất nóng hay lạnh thường được ghi trên thân bu-gi nhưng cũng có thể quan sát phần sứ cao cực điện để nhận biết. Bu-gi lạnh, phần sứ bao cực ngắn và có độ côn lớn, đầu tù hơn loại bu-gi nóng.
xe thông thường thì xe có chỉ số nhiệt khoảng từ 6-8
c. Dung tích khỏang trống: Đây là khoảng trống giữa haiđiện cực, nếu càng lớn và sâu thì khả năng tản nhiệt của bugi càng kém; ngược lại nếu càng nhỏ và cạn thì khả năng tản nhiệt của bugi càng nhanh. Qua đó, các nhà sản xuất bugi chia bugi ra làm hai loại dựa trên khả năng tản nhiệt của chúng( hoặc theo dung tích khoảng trống) : Bugi loại nóng và bugi loại nguội.
· Bugi loại nguội: Loại bugi này có khả năng tản nhiệt nhanh và dễ làm nguội.
· Bugi loại nóng: Loại bugi này có khả năng tản nhiệt khó và dễ bị làm nóng lên.
2. Lựa chọn bugi:Một số nguyên tắc cơ bản cần lưu tâm cho việc lựa chọn bugi:
* Bugi loại nóng : Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp( phân khối nhỏ), tốc độ động cơ không cao, xe thường xuyên chạy tốc độ thấp, chạy các quãng đường ngắn, tải nhẹ.
* Bugi loại nguội : Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao( phân khối lớn), tốc độ động cơ thường hoạt động ở chế độ cao, xe thường xuyên chạy ở tốc độ cao, chạy các quãng đường dài, tải nặng.
CÁCH ĐỌC CHỈ SỐ BUGI NGK
Ví dụ: C P R 6 E A-9
1.Kí tự C:
gồm có A B C D, trong đó Kí tự C là đường kính ren của Bugi: 10mm.Cho biết đường kính ren và lục giác (tức là có thể mở bằng chìa khóa số mấy)
A: đường kính ren 18mm, lục giác 25,4mm
B: -------------- 14mm,-------- 20,8mm
C:--------------- 10mm,-------- 16,0mm
D: --------------- 12mm,------- 18,0mm
2.Kí tự P:
gồm có P, M, U trong đó P là loại cách điện lộ ra ngòai, U là rãnh bề mặt điện cựcChỉ đặc điểm cấu tạo, chủ yếu liên quan tới hình dạng của điện cực trung tâm (chỉ số này bây giờ thấy rất ít ghi, chỉ còn ghi ở những lọai thật đặc biệt)
3.Kí tự R: R, Z
R là loại có điện trở, Z là loại có đt cảm ứng, None là khg có dtKí tự R có thể có hoặc không, nếu có ghi chữ R nghĩa là bên trong bugi có đặt điện trở chống nhiễu.
NGK “R” hay là bugi điện trở, bên trong sử dụng một điện trở 5000 ôm nối nối tiếp với mạch điện để ngăn chặn các tiếng ồn khi bugi phát tia lửa điện.
4.Kí tự 6: 2~10: Loại mức độ nhiệt từ nóng -->lạnhRất quan trọng vì cho ta biết chỉ số nhiệt của bugi. chỉ số này thay đổi từ 2 (nóng nhất) tới 12 (lạnh nhất)
5.Kí tự E:Gồm có E, EH, H, L: chiều dài ren chânCho biết chiều dài phần ren: nếu không ghi thì tự hiểu là 12mm đối với đường kính ren 18mm và 9,5mm đối với đường kính ren 14mm
L: 11,2mm
H: 12,7mm
E: 19,0mm
EH: Loại nửa ren
F: Lọai này ít phổ biến
6.Kí tự A: chỉ số đặc trưng cho bugiVd: G, GV là cho xe đua, GP là loại G-power, IX là loại Iridium
Chỉ đặc điểm chế tạo: S (SA) lọai thường, A hoặc C lọai đặc biệt, GP hoặc GV dùng cho xe đua có điện cực làm bằng kim lọai hiếm, P có điện cực làm bằng platin
Kí tự -9: -9,-10..: khoảng cách đánh lửa 0,9mm, nếu khg có là 0,7~0,8mm Ký hiệu khe hở
9: 0,9mm
11: 1,1mm
131,3mm
...........
Bây giờ bugi rất ít khi ghi chỉ số này nên với những lọai bugi thường thì khe hờ là 9, nếu là bugi mới không nên điều chỉnh khe hở này, chỉ tiến hành chỉnh khi đã sử dụng khỏang 10.000km
Bổ sung ảnh để minh hoạ
Ký hiệu bugi NGK
Ký hiệu Bugi Denso (ND)
Qui đổi tương đương giữa NGK và Denso
3. Cách lắp và tháo bugi : Lắp và tháo bugi không đúng cách có thể gây hư hỏng cho bugi hoặc lỗ ren gắn bugi ở đầu xy lanh. Ở đây xin trình bày cách lắp và tháo một bugi mới do hãng NGK khuyến cáo.
a. Cách lắp : Trứoc tiên phải vặn bugi vào lỗ ren bằng tay cho tới khi phần longden đệm ở chân ren chạm mặt ở lỗ ren ở đầu xy lanh. Sau đó dùng cần lực để xiết chặt bugi theo lực xiết qui định.
Lực xiết bugi( Tham khảo của hãng NGK)
b. Cách tháo : Khi tháo bugi, điều quan trọng là phải sử dụng tuyp bugi đúng cỡ lục giác của bugi, nếu không sẽ làm hư hỏng các cạnh lục giác ( bị vê tròn cạnh). Chú ý không để tuyp bugi lệch nghiêng với thân bugi trong quá trình tháo, có thể gây hư gãy thân cách điện.
4. Kiểm tra bugi :Cần kiểm tra và vệ sinh bugi định kỳ, điều này giúp bạn nhận biết được tình trạng hoạt động của động cơ và kịp thời hiệu chỉnh để luôn đạt hiệu qủa làm việc cao nhất.Khi vệ sinh cần làm sạch lớp than cacbon bám ở các điện cực và điều chỉnh lại khe hở đánh lửa giữa hai điện cực.
Cách bắt bệnh bugi các bác có thể tham khảo theo bài viết bác win2170 hoặc theo đây:
Màu sắc, tình trạng bên trong lòng sứ cách điện của bugi nói lên rất nhiều điều.
Khi quan sát, chúng ta có thể thấy một số trường hợp sau:
Trường hợp 1: Sứ cách điện có màu đỏ gạch nhạt, màu vàng rơm, khô sạch chứng tỏ động cơ đang hoạt động tốt, được điều chỉnh đúng.
Trường hợp 2: Sứ cách điện có màu trắng hay trắng xám chứng tỏ nhiệt độ trong lúc động cơ làm việc nóng hơn bình thường và có thể do một loạt nguyên nhân sau:
- Cân lửa sớm hơn quy định, cần kiểm tra lại thời điểm đánh lửa và điều chỉnh lại cho đúng.
- Chế hòa khí bị thiếu xăng, cần kiểm tra và điều chỉnh lại chế hòa khí hay hệ thống phun xăng để chế không bị thiếu xăng nữa.
- Động cơ bị nóng thất thường do nguyên nhân khác như thiếu nhớt, lốp xe quá non làm tăng ma sát với mặt đường.
Trường hợp 3: Điện cực bị cháy hay mòn nhanh chóng. Đó là dấu hiệu động cơ bị nóng quá mức. Có thể do một trong các nguyên nhân sau:
- Chế hòa khí thiếu xăng.
- Cân lửa quá sớm.
- Sử dụng xăng có chỉ số octan thấp hơn yêu cầu. Hiện nay phải sử dụng xăng có chỉ số octan 92 (A92) hoặc có thể do động cơ cháy tự động (kích nổ).
Trường hợp 4: Sứ cách điện bị bao phủ một lớp than đen, khô mịn, chứng tỏ khi làm việc động cơ không đốt hết nhiên liệu và thường do các nguyên nhân:
- Lọc gió bị bẩn, nghẹt.
- Ruột dây bugi đã quá hạn sử dụng làm điện trở tăng cao hơn quy định hay bị đứt trong ruột.
- Mô-bin cao thế đánh lửa yếu.
- Đối với động cơ cũ, có thể do pít-tông, xéc-măng mòn hay súp-páp bị đội hoặc chỉnh khít quá.
- Mực xăng trong bình chế hòa khí có thể cao hơn quy định.
- Bugi có thể điều chỉnh lớn hơn hay nhỏ hơn quy định (0,6-0,7 mm). Tốt nhất là điều chỉnh theo hướng dẫn của nhà chế tạo.
- Bugi có thể quá hạn sử dụng hoặc sắp "chết".
Trường hợp 5: Sứ cách điện bị ướt, nóng bẩn. Đó là dấu hiệu của một động cơ bị "lên nhớt". Nguyên nhân có thể là:
- Bạc xéc-măng nhớt (bạc dầu) bị gãy, mòn, không ôm khít trong xilanh hoặc do lắp ráp sai.
- Lòng xilanh bị trầy xước
- Đổ dầu nhớt vào động cơ cao hơn quy định.