Đầm Thị Nại trải dài trên một khu vực rộng lớn, bao gồm nam Phù Cát, bắc Tuy Phước ngày nay và một phần của Quy Nhơn nơi đổ ra cửa, cuối nguồn sông Côn. Về mặt quân sự, đầm Thị Nại có một vị trí chiến lược quang trọng. Thời vương quốc Champa, là cửa ngỏ chính mặt phía đông kinh đô Vijaya.
Những tư liệu lịch sử ghi lại cho biết, vào đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) , Chiêm Thành bị các bộ lạc phản loại, vua Chiêm sai sứ sang cầy cứu. Nhà Lý cho Uy Minh Vương đem binh vào cửa Thị Nại, đóng dưới chân núi Phương Mai ngày nay. Các bộ lạc nghe uy đức khiếp sợ, xin lui quân không bao giờ gậy loạn nữa. Sau khi Uy Minh Vương hoàn thành sứ mệnh, để ghi nhớ công ơn, đã cho xây đền thờ tại núi Phương Mai, sau này có tên gọi là đình Tam Tòa. Hiện nay ngôi đình bị sập đổ chỉ còn lại dấu tích nền.
Đến thời Lê (1470), vua Lê Thánh Tông đem 20 vạn binh đánh vào thành Đồ Bàn. Trên đầm Thị Nại đã diễn ra cuộc giao tranh ác liệt, vua Chiêm Thành là Trà Toàn phải bỏ thành Thị Nại và giữ thành Đồ Bàn, quân Lê thừa thắng tiến công vào thành Đồ Bàn bắt Trà Toàn.
Từ năm 1471, Thị Nại là một chứng tích lịch sử, ghi nhận bao cuộc thăng trầm trong quá trình tồn tại của hai quốc gia Đại Việt và Champa. Cũng như thành Đồ Bàn, trong lòng đất cổ Thị Nại, được khoác bỡi nhiều lớp văn hóa.
Việc phát hiện các dấu tích kiến trúc, hiện vật điêu khắc, di tích cư trú, di tích lịch sử trên đất Quy Nhơn, cho thấy: dưới thời vương quốc Champa, Quy Nhơn là một bộ phận không thể tách rời vùng đất Vijaya. Từ những niên đại được kiểm chứng qua các hiện vật điêu khăc, di tích kiến trúc đã cho ta một niên đại về thời gian tồn tại và phát triển của Quy Nhơn dưới thời vương quốc Champa. Ít nhất từ thế kỷ 10 đến 14, sau người Sa Huỳnh cổ, Quy Nhơn là nơi định cư và sinh sống của người Champa. Không những định cư mà họ còn thấy được tiềm năng vị trí Quy Nhơn cả về mặt quân sự lẫn kinh tế.
Từ Sa Huỳnh đến Champa, trong khoảng thời gian dài, tổ tiên trên vùng đất Quy Nhơn phải vượt qua bao nhiêu thử thách, lao động và sáng tạo, không ngừng hòa hợp với thiên nhiên cũng như biến đổi của bản thân mình, tạo dựng lên những nền văn hóa nổi tiếng thời tiền sử và sơ sử. Tiền sử và sơ sử là thời kỳ những người lao động không tên, đã làm nên những kỳ tích lớn lao trong buổi bình minh của dân tộc. Quy Nhơn trải quả là nơi đã chứng kiến những kỳ tích như thế.
Từ Sa Huỳnh đến Champa, trải qua mấy nghìn năm nay, cư dân trên đất miền Trung nói chung, Quy Nhơn nói riêng đều là cư dân nông nghiệp. Họ đều có một đặc điểm chung là thích nghi với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý đất đai, khí hậu thời tiết… Họ đều chọn cây lúa làm cây lương thực chính. Miền Trung là vùng đất khô hạn vì thế người cổ Sa Huỳnh và sau này là người Chàm đã thuần dưỡng được lúa chịu hạn, sử sách gọi là lúa Chiêm Thành hay vắn tắt là lúa Chiêm (Chăm). Do có sự giao lưu từ trong lịch sử mà ngày nay những vùng như Thanh, Nghệ, Bắc bộ gần đây vẫn còn giống lúa này.
---o0o----
Đầm Thị Nại, một góc hữu tình của thành phố Quy Nhơn
Cầu Thị Nại, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
(ảnh Đào Tiến Đạt)
Cảng Thị Nại
---o0o---
Lúc trợn ngược lên như ánh mắt thần Brama khi nổi cơn giận dữ, khi thì uyển chuyển như điệu múa thiếu nữ Chăm, lúc lại khô khốc như cục đất sét nung... như vậy là mình đi gần hết cái không gian văn hóa Champa trên đất Quy Nhơn, Bình Định. Cái không gian đó trải dài, thấm đẫm trong từng thớ đất, hòa quyện trong từng cử chỉ sinh hoạt cộng đồng và làm cái nền cho những tiếp nối văn hóa khác nhau. Nên khi đi tìm hay tiếp cận, cứ tưởng xa mà gần, tưởng lạ lại hóa quen. Nằm gần khu vực thành Đồ Bàn, chùa Thập Tháp là một biểu hiện sinh động của dòng tiếp biến đó. Chủ đề sau, mình sẽ dừng chân ở "nước Phật" Thập tháp Di Đà tự.
---o0o---
>> Thập tháp Di Đà tự
Những tư liệu lịch sử ghi lại cho biết, vào đời vua Lý Thánh Tông (1054-1072) , Chiêm Thành bị các bộ lạc phản loại, vua Chiêm sai sứ sang cầy cứu. Nhà Lý cho Uy Minh Vương đem binh vào cửa Thị Nại, đóng dưới chân núi Phương Mai ngày nay. Các bộ lạc nghe uy đức khiếp sợ, xin lui quân không bao giờ gậy loạn nữa. Sau khi Uy Minh Vương hoàn thành sứ mệnh, để ghi nhớ công ơn, đã cho xây đền thờ tại núi Phương Mai, sau này có tên gọi là đình Tam Tòa. Hiện nay ngôi đình bị sập đổ chỉ còn lại dấu tích nền.
Đến thời Lê (1470), vua Lê Thánh Tông đem 20 vạn binh đánh vào thành Đồ Bàn. Trên đầm Thị Nại đã diễn ra cuộc giao tranh ác liệt, vua Chiêm Thành là Trà Toàn phải bỏ thành Thị Nại và giữ thành Đồ Bàn, quân Lê thừa thắng tiến công vào thành Đồ Bàn bắt Trà Toàn.
Từ năm 1471, Thị Nại là một chứng tích lịch sử, ghi nhận bao cuộc thăng trầm trong quá trình tồn tại của hai quốc gia Đại Việt và Champa. Cũng như thành Đồ Bàn, trong lòng đất cổ Thị Nại, được khoác bỡi nhiều lớp văn hóa.
Việc phát hiện các dấu tích kiến trúc, hiện vật điêu khắc, di tích cư trú, di tích lịch sử trên đất Quy Nhơn, cho thấy: dưới thời vương quốc Champa, Quy Nhơn là một bộ phận không thể tách rời vùng đất Vijaya. Từ những niên đại được kiểm chứng qua các hiện vật điêu khăc, di tích kiến trúc đã cho ta một niên đại về thời gian tồn tại và phát triển của Quy Nhơn dưới thời vương quốc Champa. Ít nhất từ thế kỷ 10 đến 14, sau người Sa Huỳnh cổ, Quy Nhơn là nơi định cư và sinh sống của người Champa. Không những định cư mà họ còn thấy được tiềm năng vị trí Quy Nhơn cả về mặt quân sự lẫn kinh tế.
Từ Sa Huỳnh đến Champa, trong khoảng thời gian dài, tổ tiên trên vùng đất Quy Nhơn phải vượt qua bao nhiêu thử thách, lao động và sáng tạo, không ngừng hòa hợp với thiên nhiên cũng như biến đổi của bản thân mình, tạo dựng lên những nền văn hóa nổi tiếng thời tiền sử và sơ sử. Tiền sử và sơ sử là thời kỳ những người lao động không tên, đã làm nên những kỳ tích lớn lao trong buổi bình minh của dân tộc. Quy Nhơn trải quả là nơi đã chứng kiến những kỳ tích như thế.
Từ Sa Huỳnh đến Champa, trải qua mấy nghìn năm nay, cư dân trên đất miền Trung nói chung, Quy Nhơn nói riêng đều là cư dân nông nghiệp. Họ đều có một đặc điểm chung là thích nghi với điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý đất đai, khí hậu thời tiết… Họ đều chọn cây lúa làm cây lương thực chính. Miền Trung là vùng đất khô hạn vì thế người cổ Sa Huỳnh và sau này là người Chàm đã thuần dưỡng được lúa chịu hạn, sử sách gọi là lúa Chiêm Thành hay vắn tắt là lúa Chiêm (Chăm). Do có sự giao lưu từ trong lịch sử mà ngày nay những vùng như Thanh, Nghệ, Bắc bộ gần đây vẫn còn giống lúa này.
(trích tư liệu)
---o0o----
Đầm Thị Nại, một góc hữu tình của thành phố Quy Nhơn
Cầu Thị Nại, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
(ảnh Đào Tiến Đạt)
Cảng Thị Nại
---o0o---
Lúc trợn ngược lên như ánh mắt thần Brama khi nổi cơn giận dữ, khi thì uyển chuyển như điệu múa thiếu nữ Chăm, lúc lại khô khốc như cục đất sét nung... như vậy là mình đi gần hết cái không gian văn hóa Champa trên đất Quy Nhơn, Bình Định. Cái không gian đó trải dài, thấm đẫm trong từng thớ đất, hòa quyện trong từng cử chỉ sinh hoạt cộng đồng và làm cái nền cho những tiếp nối văn hóa khác nhau. Nên khi đi tìm hay tiếp cận, cứ tưởng xa mà gần, tưởng lạ lại hóa quen. Nằm gần khu vực thành Đồ Bàn, chùa Thập Tháp là một biểu hiện sinh động của dòng tiếp biến đó. Chủ đề sau, mình sẽ dừng chân ở "nước Phật" Thập tháp Di Đà tự.
---o0o---
>> Thập tháp Di Đà tự