Bình Định trong lịch sử là kinh đô Vijaya của vương quốc Champa từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV. Ngoài 3 thành cổ: thành Đồ Bàn, thành Thị Nại, thành Cha, hiện nay ở Bình Định còn lại 8 cụm tháp với 14 kiến trúc: Bình Lâm, Bánh Ít (4 tháp), Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Dương Long (3 tháp), Tháp Đôi (2 tháp) và tháp Hòn Chuông ( chỉ còn là chân đế). Quần thể thành cổ và đền tháp phân bố trong một khu vực rộng lớn càng khiến không gian văn hóa Chămpa thấm đẫm sâu, rộng trong từng thớ đất.
Khác với những tháp Chăm ở Mỹ Sơn được xây dựng quần tụ trong một thung lũng lòng chảo, các ngọn tháp của tỉnh Quảng Nam nói chung được xây dựng ở những vùng đất bằng phẳng, thì hầu hết những tháp Chăm Bình Định đều xây dựng trên đỉnh những ngọn đồi. Cũng khác với tháp Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, tháp Chăm Bình Định gây ấn tượng mạnh bỡi dáng vẻ thanh thoát, uy dũng và kích thước to lớn, đường bệ hơn hẳn. Vị trí và hình dáng này tạo cho tháp một vẻ đẹp tôn nghiêm, hùng vĩ trong những lễ nghi tôn giáo.
Phải tận mắt chứng kiến cái cao vời, trác tuyệt của tháp thiêng, điện thờ; phải tận tay sàm sỡ các lở lói, rêu phong mới phần nào hình dung khí phách hào hùng của ngàn năm Chiêm quốc.
Em chỉ mới đi hết 13 tháp. Trong 7 cụm đã dừng chân, tháp Bánh Ít và Dương Long gây nhiều ấn tượng sâu đậm nhất.
Tháp Bánh Ít nằm trên một ngọn đồi cao, có thể nhìn thấy dòng sông uốn lượn dưới chân mình. Đỉnh đồi tương đối bằng phẳng nhưng nhỏ hẹp. Muốn lấy được toàn cảnh chiều cao tháp chính phải tiến sát ra mép đồi, nằm ngửa lưng lên mớ gai bụi chùi ra giữa lửng lơ thung lũng. Đứng xa nhìn lại trong ánh chiều tà, tháp gợi nhớ cái màu hoang sơ của những kiến trúc cổ Ai cập, nhìn từ dưới châp tháp lên tới ngọn lại là những đường thẳng góc vuông vức như những tòa cao ốc hiện đại.
Đứng cạnh tháp Bánh Ít, con người chỉ bé tựa gang tay nhưng vẫn cảm thấy gẫn gũi và thân mật lắm, không như khi tiến gần cụm tháp Dương Long.
Tháp Bánh Ít hiện ra trong mắt người ta bằng sự tiếp nối từ nhỏ đến lớn, từ tròn đến vuông, từ đường bệ tới góc cạnh, nói chung là còn tương đối nguyên vẹn cáo áo mão bên ngoài. Còn ở Dương Long, đó lại là 3 gã khổng lồ thực thụ, sần sùi và lở lói.
Em ghé Dương Long khi người ta còn đang dang dở việc trùng tu. Phải nhảy qua rào mới vào được bên trong vì cửa đóng, then cài. Những đào xới còn nham nhở; những bia, tượng nằm la liệt, ngổn ngang; tấm tôn trên mái nhà dựng tạm cho công nhân cứ từng hồi bị gió thổi rung phần phật; bao quanh từ chân lên tới đầu tháp còn nguyên vẹn giàn giáo đã hoen rỉ lâu ngày vì gió mưa... Giữa không gian hoang vu, tĩnh mịch, cái bóng dáng đồ sộ, lừng lững và bức bối của Dương Long càng dễ khiến người ta choáng ngợp. Vừa đi vừa dòm ngó mà cứ tưởng tới cái cảm giác rờn rợn như mặc cảm tội lỗi con người, như thần linh còn hiển hiện, như "muôn ma hời sờ soạng" ở đâu đây.
(tiếc là ổ cứng cũ bị hư, nên em không còn lưu lại nhiều hình ảnh 2 cụm tháp này)
Nếu Tháp Đôi ở Quy Nhơn sống đời sung túc, tươi vui vì ở gần đô thị thì tháp Phú Lốc chịu số phận tủi hờn hơn cả. Đúng ra là sự hờn giỗi của kẻ lữ hành. Dân cư sung túc ngay dưới chân núi, nhưng con dân của Đại Việt xưa chỉ đường đi lên lại cực kỳ rối rắm: lúc vòng qua hướng đông, lúc lại bảo đi ngược lại hướng tây, phải đi qua mấy ngôi mả cũ, lên khỏi khu nghĩa địa lớn mới tiến tới được lưng chừng đồi. Mà đường đi cũng đậy bụi gai móc níu áo quần. Còn khoảng 50 mét nữa là tới được chân tháp nhưng đành trở lui vì hết đường. Mặt trời thì tắt bóng, xe máy để lại giữa lưng đồi không ai giữ. Thế là phải nhìn ngó ngọn tháp từ xa, chen lẫn qua hàng cây rừng và bụi rậm. Không tới được chân tháp thì tiếc lắm. Xuống núi rồi còn thấy buồn bực nhiều hơn "...Đó chỉ là lối mòn do mưa đổ, người ta đã làm con đường khác, đổ bê tông vừa xong, mày đi nhầm đường rồi!"
2.1. Tháp Đôi và các tác phẩm điêu khắc tìm thấy
Tháp Đôi là cụm tháp duy nhất nằm trên đất TP. Quy Nhơn hiện nay.
Tháp Đôi trong nắng chiều
Điện thờ trong tháp nhỏ
Phù điêu Linga & Yoni trong điện thờ tháp chính
Tháp Đôi về đêm
Đầu tượng bò Nandin, thế kỷ XII
MAKARA, thế kỷ XII
Trụ văn bia, thế kỷ XII
2.2. Tháp Bánh Ít & Bình Lâm (Tuy Phước)Tháp Bánh ÍT (xã Phước Hiệp)
Tháp Bình Lâm (xã Phước Hòa)
LINGA và YONI tìm thấy Xuân Mỹ, Phước Hiệp Tuy Phước, dùng trang trí đỉnh tháp và bệ thờ. (Thế kỷ XII - XIII)
2.3. Tháp Dương Long & Thủ Thiện và các di tích điêu khắc tìm thấy ở Tây Sơn
Tháp Dương Long
Tháp Thủ Thiện
Đầu Thủy quái MAKARA, Phù điêu trang trí tháp ở Dương Long, Tây Bình, Tây Sơn. Cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIII
Rắn NAGA 3 đầu. Dương Long Tây Sơn. Phù điêu trang trí cửa tháp. Cuối thế kỷ XII - đầu XIII
MAKARA SINH RA NAGA 5 ĐẦU. Dương Long, Tây Bình, Tây Sơn,nửa cuối thế kỷ XII -đầu XIII
GARUDA Dương Long Tây Sơn. Cuối thế kỷ XII - đầu XIII
PHÙ ĐIÊU SƯ TỬ Dương Long Tây Sơn. Cuối thế kỷ XII - đầu XIII
PHÙ ĐIÊU VOI (đất nung) Bình Nghi Tây Sơn, thế kỷ XII
TƯỢNG BÒ NANDIN Bình Nghi Tây Sơn, thế kỷ XII
Phù điêu TU SĨ, cuối thế kỷ XII - đầu XIII
SINH HOẠT TU SĨ BÀ LA MÔN Dương Long, Tây Bình Tây Sơn. Phù điêu trang trí vòm cửa tháp, cuối thế kỷ XII - đầu XIII
THẦN BRAHMA Dương Long Tây Sơn, Cuối thế kỷ XII - đầu XIII
THẦN INDRA Tây Sơn, thế kỷ XII
THẦN MAHISAMARDINI Bình Nghi Tây Sơn, thế kỷ XII
2.4. Tháp Cánh Tiên và các di tích tìm thấy ở Nhơn Hậu, An Nhơn
Tháp Cánh Tiên
Việc trùng tu tháp thường mất rất nhiều thời gian nếu không có sự quan tâm nào đặc biệt. Tháp Đôi ở Quy Nhơn là trường hợp duy nhất được hoàn tất rất nhanh vì chuẩn bị cho festival Bình Định hồi tháng 8/2009. Tháp Dương Long tính tới nay (2011) đã 5 năm mà chưa hoàn tất nên ở tháp Cánh Tiên này mới chỉ có 1 năm và 3 người làm thì khó có câu trả lời chính xác. Trong ảnh có người đàn ông đang mài những viên gạch (được đặt làm riêng) cho nhẵn, sau đó sẽ chuyển lên trên cho người khác quệt nước bồ lời, một thứ keo dính để kết nối các viên gạch lại với nhau.
GAJASIMHA, Đầu voi mình sư tử. tượng thờ. Thành Vijaya, Ba Cảnh, Nhơn Hậu, An Nhơn.Thế kỷ XII – XIII
GARUDA thế kỷ XII.
SƯ TỬ Thành Viyaja.Tượng thờ. Thế kỷ XII - đầu XIII
SƯ TỬ. Tượng thờ Thành Viyaja. Thế kỷ XII - đầu XIII
THẦN HỘ PHÁP, thế kỷ XII
2.5. Tháp Phú Lốc và các di tích tìm thấy ở Nhơn Thành, An Nhơn
Tháp Phú Lốc
GAJASIMHA (Đầu voi mình sư tử), phong cách tháp Mẫm, cuối thế kỷ XII - đầu XIII
PHÙ ĐIÊU SƯ TỬ, phong cách tháp Mẫm, cuối thế kỷ XII - đầu XIII, phát hiện năm 2002 tại phế tích tháp Mẫm
Thần SARASVATI- Thế kỷ XII
SƯ TỬ (tìm thấy ở Nhơn Khánh - An Nhơn thế kỷ XII )
---o0o---
>> Giếng vuông và nghệ thuật gốm Chăm
Khác với những tháp Chăm ở Mỹ Sơn được xây dựng quần tụ trong một thung lũng lòng chảo, các ngọn tháp của tỉnh Quảng Nam nói chung được xây dựng ở những vùng đất bằng phẳng, thì hầu hết những tháp Chăm Bình Định đều xây dựng trên đỉnh những ngọn đồi. Cũng khác với tháp Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, tháp Chăm Bình Định gây ấn tượng mạnh bỡi dáng vẻ thanh thoát, uy dũng và kích thước to lớn, đường bệ hơn hẳn. Vị trí và hình dáng này tạo cho tháp một vẻ đẹp tôn nghiêm, hùng vĩ trong những lễ nghi tôn giáo.
Phải tận mắt chứng kiến cái cao vời, trác tuyệt của tháp thiêng, điện thờ; phải tận tay sàm sỡ các lở lói, rêu phong mới phần nào hình dung khí phách hào hùng của ngàn năm Chiêm quốc.
Em chỉ mới đi hết 13 tháp. Trong 7 cụm đã dừng chân, tháp Bánh Ít và Dương Long gây nhiều ấn tượng sâu đậm nhất.
Tháp Bánh Ít nằm trên một ngọn đồi cao, có thể nhìn thấy dòng sông uốn lượn dưới chân mình. Đỉnh đồi tương đối bằng phẳng nhưng nhỏ hẹp. Muốn lấy được toàn cảnh chiều cao tháp chính phải tiến sát ra mép đồi, nằm ngửa lưng lên mớ gai bụi chùi ra giữa lửng lơ thung lũng. Đứng xa nhìn lại trong ánh chiều tà, tháp gợi nhớ cái màu hoang sơ của những kiến trúc cổ Ai cập, nhìn từ dưới châp tháp lên tới ngọn lại là những đường thẳng góc vuông vức như những tòa cao ốc hiện đại.
Đứng cạnh tháp Bánh Ít, con người chỉ bé tựa gang tay nhưng vẫn cảm thấy gẫn gũi và thân mật lắm, không như khi tiến gần cụm tháp Dương Long.
Tháp Bánh Ít hiện ra trong mắt người ta bằng sự tiếp nối từ nhỏ đến lớn, từ tròn đến vuông, từ đường bệ tới góc cạnh, nói chung là còn tương đối nguyên vẹn cáo áo mão bên ngoài. Còn ở Dương Long, đó lại là 3 gã khổng lồ thực thụ, sần sùi và lở lói.
Em ghé Dương Long khi người ta còn đang dang dở việc trùng tu. Phải nhảy qua rào mới vào được bên trong vì cửa đóng, then cài. Những đào xới còn nham nhở; những bia, tượng nằm la liệt, ngổn ngang; tấm tôn trên mái nhà dựng tạm cho công nhân cứ từng hồi bị gió thổi rung phần phật; bao quanh từ chân lên tới đầu tháp còn nguyên vẹn giàn giáo đã hoen rỉ lâu ngày vì gió mưa... Giữa không gian hoang vu, tĩnh mịch, cái bóng dáng đồ sộ, lừng lững và bức bối của Dương Long càng dễ khiến người ta choáng ngợp. Vừa đi vừa dòm ngó mà cứ tưởng tới cái cảm giác rờn rợn như mặc cảm tội lỗi con người, như thần linh còn hiển hiện, như "muôn ma hời sờ soạng" ở đâu đây.
(tiếc là ổ cứng cũ bị hư, nên em không còn lưu lại nhiều hình ảnh 2 cụm tháp này)
Nếu Tháp Đôi ở Quy Nhơn sống đời sung túc, tươi vui vì ở gần đô thị thì tháp Phú Lốc chịu số phận tủi hờn hơn cả. Đúng ra là sự hờn giỗi của kẻ lữ hành. Dân cư sung túc ngay dưới chân núi, nhưng con dân của Đại Việt xưa chỉ đường đi lên lại cực kỳ rối rắm: lúc vòng qua hướng đông, lúc lại bảo đi ngược lại hướng tây, phải đi qua mấy ngôi mả cũ, lên khỏi khu nghĩa địa lớn mới tiến tới được lưng chừng đồi. Mà đường đi cũng đậy bụi gai móc níu áo quần. Còn khoảng 50 mét nữa là tới được chân tháp nhưng đành trở lui vì hết đường. Mặt trời thì tắt bóng, xe máy để lại giữa lưng đồi không ai giữ. Thế là phải nhìn ngó ngọn tháp từ xa, chen lẫn qua hàng cây rừng và bụi rậm. Không tới được chân tháp thì tiếc lắm. Xuống núi rồi còn thấy buồn bực nhiều hơn "...Đó chỉ là lối mòn do mưa đổ, người ta đã làm con đường khác, đổ bê tông vừa xong, mày đi nhầm đường rồi!"
---o0o---
2.1. Tháp Đôi và các tác phẩm điêu khắc tìm thấy
Tháp Đôi là cụm tháp duy nhất nằm trên đất TP. Quy Nhơn hiện nay.
Tháp Đôi trong nắng chiều
Điện thờ trong tháp nhỏ
Phù điêu Linga & Yoni trong điện thờ tháp chính
Tháp Đôi về đêm
Đầu tượng bò Nandin, thế kỷ XII
MAKARA, thế kỷ XII
Trụ văn bia, thế kỷ XII
---o0o---
2.2. Tháp Bánh Ít & Bình Lâm (Tuy Phước)Tháp Bánh ÍT (xã Phước Hiệp)
Tháp Bình Lâm (xã Phước Hòa)
LINGA và YONI tìm thấy Xuân Mỹ, Phước Hiệp Tuy Phước, dùng trang trí đỉnh tháp và bệ thờ. (Thế kỷ XII - XIII)
---o0o---
2.3. Tháp Dương Long & Thủ Thiện và các di tích điêu khắc tìm thấy ở Tây Sơn
Tháp Dương Long
Tháp Thủ Thiện
Đầu Thủy quái MAKARA, Phù điêu trang trí tháp ở Dương Long, Tây Bình, Tây Sơn. Cuối thế kỷ XII - đầu thế kỷ XIII
Rắn NAGA 3 đầu. Dương Long Tây Sơn. Phù điêu trang trí cửa tháp. Cuối thế kỷ XII - đầu XIII
MAKARA SINH RA NAGA 5 ĐẦU. Dương Long, Tây Bình, Tây Sơn,nửa cuối thế kỷ XII -đầu XIII
GARUDA Dương Long Tây Sơn. Cuối thế kỷ XII - đầu XIII
PHÙ ĐIÊU SƯ TỬ Dương Long Tây Sơn. Cuối thế kỷ XII - đầu XIII
PHÙ ĐIÊU VOI (đất nung) Bình Nghi Tây Sơn, thế kỷ XII
TƯỢNG BÒ NANDIN Bình Nghi Tây Sơn, thế kỷ XII
Phù điêu TU SĨ, cuối thế kỷ XII - đầu XIII
SINH HOẠT TU SĨ BÀ LA MÔN Dương Long, Tây Bình Tây Sơn. Phù điêu trang trí vòm cửa tháp, cuối thế kỷ XII - đầu XIII
THẦN BRAHMA Dương Long Tây Sơn, Cuối thế kỷ XII - đầu XIII
THẦN INDRA Tây Sơn, thế kỷ XII
THẦN MAHISAMARDINI Bình Nghi Tây Sơn, thế kỷ XII
---o0o---
2.4. Tháp Cánh Tiên và các di tích tìm thấy ở Nhơn Hậu, An Nhơn
Tháp Cánh Tiên
Việc trùng tu tháp thường mất rất nhiều thời gian nếu không có sự quan tâm nào đặc biệt. Tháp Đôi ở Quy Nhơn là trường hợp duy nhất được hoàn tất rất nhanh vì chuẩn bị cho festival Bình Định hồi tháng 8/2009. Tháp Dương Long tính tới nay (2011) đã 5 năm mà chưa hoàn tất nên ở tháp Cánh Tiên này mới chỉ có 1 năm và 3 người làm thì khó có câu trả lời chính xác. Trong ảnh có người đàn ông đang mài những viên gạch (được đặt làm riêng) cho nhẵn, sau đó sẽ chuyển lên trên cho người khác quệt nước bồ lời, một thứ keo dính để kết nối các viên gạch lại với nhau.
GAJASIMHA, Đầu voi mình sư tử. tượng thờ. Thành Vijaya, Ba Cảnh, Nhơn Hậu, An Nhơn.Thế kỷ XII – XIII
GARUDA thế kỷ XII.
SƯ TỬ Thành Viyaja.Tượng thờ. Thế kỷ XII - đầu XIII
SƯ TỬ. Tượng thờ Thành Viyaja. Thế kỷ XII - đầu XIII
THẦN HỘ PHÁP, thế kỷ XII
---o0o---
2.5. Tháp Phú Lốc và các di tích tìm thấy ở Nhơn Thành, An Nhơn
Tháp Phú Lốc
GAJASIMHA (Đầu voi mình sư tử), phong cách tháp Mẫm, cuối thế kỷ XII - đầu XIII
PHÙ ĐIÊU SƯ TỬ, phong cách tháp Mẫm, cuối thế kỷ XII - đầu XIII, phát hiện năm 2002 tại phế tích tháp Mẫm
Thần SARASVATI- Thế kỷ XII
SƯ TỬ (tìm thấy ở Nhơn Khánh - An Nhơn thế kỷ XII )
---o0o---
>> Giếng vuông và nghệ thuật gốm Chăm
Được sửa bởi phulam ngày 14/4/2013, 00:31; sửa lần 1.