Cứ đến 11 tháng Giêng, nhân dân khắp nơi lại nô nức hành hương về chùa Từ Quang (nhân dân trong vùng quen gọi là chùa Đá Trắng) ở Tuy An, Phú Yên để lễ Phật và xin lộc đầu năm.
Đây là hoạt động văn hóa qui mô lớn do nhà chùa phối hợp với Bảo tàng Phú Yên và huyện Tuy An tổ chức hàng năm từ khi chùa Từ Quang chính thức được Bộ VHTT (cũ) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1997.
Ngày xuân đi chùa lễ Phật là một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tại chùa Đá Trắng, ăn cơm chay để cầu phước lộc không chỉ tô điểm thêm cho điển tích mang tính tôn giáo mà còn là một nét văn hóa mang đậm bản sắc của vùng đất này.
Nhà Phật quan niệm hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
Nếu muốn có cuộc sống an lạc hạnh phúc hay muốn được hưởng lộc nhiều, phước nhiều, cần phải gieo nhiều nhân lành.
Thay vì hái lộc, thay vì cầu xin Trời Phật, chúng ta nên gieo nhân lành bằng cách nghĩ đến các điều thiện, nói các điều thiện và làm các việc thiện.
Ăn chay và không sát sinh là những việc làm cụ thể.
Khung cảnh ấn tượng nhất khi đến với chùa Đá Trắng ngày này có lẽ là cảnh hàng trăm khách hành hương náo nức và quây quần bên nhau dùng bữa cơm chay khắp khuôn viên chùa.
Bất kể là nam hay nữ, trẻ hay già, lễ Phật xong mọi người lại đổ dồn ra phía sau để chen chân xin phần cơm chay cho mình và người thân.
Khách dự hội rất đông nhưng vẫn giữ được nếp trật tự. Xin được lộc là điều may mắn nên dù chen lấn một tý, ai cũng hồ hởi, phấn chấn.
So với các hình hài tín ngưỡng bị biến tướng gần đây mà báo chí vẫn đăng tải, lễ hội đầu năm trên chùa Đá Trắng còn giữ được nhiều nét trong lành.
Chùa Đá Trắng được sáng lập vào năm Đinh Tỵ (1797) do thiền sư Pháp Chuyên, đời thứ 36 phái Lâm Tế khai sơn. Lưng chùa dựa vào núi, mặt chùa hướng nhìn ra sông Ngân Sơn và sông Nhân Mỹ. Đứng trên sân chùa có thể nhìn bao quát cả một vùng sông, núi xanh biếc diễm lệ.
---o0o---
Cổng vào chùa Đá Trắng
Trên chùa còn có loại xoài quý gọi là xoài Đá Trắng, cũng được xem là đặc sản trong vùng. Xoài Đá Trắng trái nhỏ, vỏ mỏng, cùi ngọt lịm, để được lâu, hương không phai. Mùa quả chín, mùi thơm đặc trưng bay xa vài trăm mét. Đặc biệt, các giống xoài khác khi ra hoa màu vàng, xoài Đá Trắng thì hoa màu trắng và duy chỉ những cây đúng gốc trồng từ xưa thì quả mới có những đặc điểm quý hiếm kia.
Nguyễn Ánh vì đã từng thưởng thức và ưa thích hương vị xoài này nên bắt bắt đầu từ thời Gia Long, thứ quả này được cung tiến. Tương truyền, vì giống xoài quý này mà chùa Đá Trắng được vua ban sắc tứ.
Khách hành hương tiến vào cổng chùa lễ Phật
Dâng hương khấn Phật
Thực khách dùng cơm chay trong chùa
Rửa chén bát kịp thay phiên cho những người đến sau
Khách hành hương thăm tháp cổ phía sau chùa
---o0o---
>> Tạm biệt Phú Yên
Xắp tới nhà, ngồi nghe khúc nhạc đã mấy bác. gửi có mấy tấm ảnh mà lâu hơn chạy xe
Đây là hoạt động văn hóa qui mô lớn do nhà chùa phối hợp với Bảo tàng Phú Yên và huyện Tuy An tổ chức hàng năm từ khi chùa Từ Quang chính thức được Bộ VHTT (cũ) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1997.
Ngày xuân đi chùa lễ Phật là một nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tại chùa Đá Trắng, ăn cơm chay để cầu phước lộc không chỉ tô điểm thêm cho điển tích mang tính tôn giáo mà còn là một nét văn hóa mang đậm bản sắc của vùng đất này.
Nhà Phật quan niệm hễ muốn có lộc thì phải gieo nhân. Một khi nhân đã gieo trồng thì tương lai cảm quả sẽ không sai khác, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu.
Nếu muốn có cuộc sống an lạc hạnh phúc hay muốn được hưởng lộc nhiều, phước nhiều, cần phải gieo nhiều nhân lành.
Thay vì hái lộc, thay vì cầu xin Trời Phật, chúng ta nên gieo nhân lành bằng cách nghĩ đến các điều thiện, nói các điều thiện và làm các việc thiện.
Ăn chay và không sát sinh là những việc làm cụ thể.
Khung cảnh ấn tượng nhất khi đến với chùa Đá Trắng ngày này có lẽ là cảnh hàng trăm khách hành hương náo nức và quây quần bên nhau dùng bữa cơm chay khắp khuôn viên chùa.
Bất kể là nam hay nữ, trẻ hay già, lễ Phật xong mọi người lại đổ dồn ra phía sau để chen chân xin phần cơm chay cho mình và người thân.
Khách dự hội rất đông nhưng vẫn giữ được nếp trật tự. Xin được lộc là điều may mắn nên dù chen lấn một tý, ai cũng hồ hởi, phấn chấn.
So với các hình hài tín ngưỡng bị biến tướng gần đây mà báo chí vẫn đăng tải, lễ hội đầu năm trên chùa Đá Trắng còn giữ được nhiều nét trong lành.
Chùa Đá Trắng được sáng lập vào năm Đinh Tỵ (1797) do thiền sư Pháp Chuyên, đời thứ 36 phái Lâm Tế khai sơn. Lưng chùa dựa vào núi, mặt chùa hướng nhìn ra sông Ngân Sơn và sông Nhân Mỹ. Đứng trên sân chùa có thể nhìn bao quát cả một vùng sông, núi xanh biếc diễm lệ.
---o0o---
Cổng vào chùa Đá Trắng
Trên chùa còn có loại xoài quý gọi là xoài Đá Trắng, cũng được xem là đặc sản trong vùng. Xoài Đá Trắng trái nhỏ, vỏ mỏng, cùi ngọt lịm, để được lâu, hương không phai. Mùa quả chín, mùi thơm đặc trưng bay xa vài trăm mét. Đặc biệt, các giống xoài khác khi ra hoa màu vàng, xoài Đá Trắng thì hoa màu trắng và duy chỉ những cây đúng gốc trồng từ xưa thì quả mới có những đặc điểm quý hiếm kia.
Nguyễn Ánh vì đã từng thưởng thức và ưa thích hương vị xoài này nên bắt bắt đầu từ thời Gia Long, thứ quả này được cung tiến. Tương truyền, vì giống xoài quý này mà chùa Đá Trắng được vua ban sắc tứ.
Khách hành hương tiến vào cổng chùa lễ Phật
Dâng hương khấn Phật
Thực khách dùng cơm chay trong chùa
Rửa chén bát kịp thay phiên cho những người đến sau
Khách hành hương thăm tháp cổ phía sau chùa
---o0o---
>> Tạm biệt Phú Yên
Xắp tới nhà, ngồi nghe khúc nhạc đã mấy bác. gửi có mấy tấm ảnh mà lâu hơn chạy xe