Thể theo yêu cầu bác Longwin, sẵn dịp lên núi, em đăng lại bài viết cũ khu vực bắc Cát Tiên.
Chuyến này đã đi từ hồi 2010 (lúc này con tê giác cuối cùng chưa chết), nên có nhiều thông tin chưa được cập nhật lại, có dịp em bổ sung sau.
Xã miền núi Đồng Nai Thượng nằm ở giữa rừng quốc gia Cát Tiên, gần như giáp ranh cả 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng. Con đường độc đạo ngoằn ngoèo, hiểm trở như đã vô tình góp phần gìn giữ lại một mảnh đại ngàn cho hậu thế, cũng là nơi trú ẩn cuối cùng của bầy tê giác Việt Nam trong bi kịch tuyệt diệt giống nòi trên chính quê hương của chúng...
Mùa khô ở Đồng Nai Thượng
Cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 150 km về phía bắc, Vườn quốc gia Cát Tiên rộng 74.320ha, được thành lập trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên năm 1992.
Rừng ở đây một phần do nhà nước quản lí, một phần khoán lại cho cư dân trong vùng.
Theo quy định, người dân ko được phép sinh sống trong khu vực Vườn quốc gia, nhưng oái ăm là ở xứ Đồng Nai Thượng này đã có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống từ lâu đời. Một di chỉ khảo cổ quan trọng ở Cát Tiên cho thấy đã có cộng đồng người quần cư từ ngàn năm trước... giờ quyết định lập Vườn, chả lẽ đuổi con cháu họ! Đây có lẽ là lí do của sự tồn tại xã Đồng Nai Thượng với 98% dân số là người dân tộc, nằm lọt thỏm trong vùng rừng quý giá còn sót lại. Xã có 5 thôn, là 5 buôn làng Đạ Cọ, Bơ Đê, Bù Gia Rá, Binao và Bù Sa, đa phần là người dân tộc Mạ. Dân làng đã sống định canh định cư với vườn điều, rẫy khoai mì, bắp, bí, bầu … nhà nào cũng có, nhưng cách thu hoạch sản phẩm vẫn giữ được truyền thống “văn minh hái, lượm” của người thiểu số: đợi trái điều chín rụng đầy vườn mới đi nhặt hạt, khoai mì thì trồng rải rác nên lúc tiện đường chỗ nào, nhổ chỗ ấy mang về. Chúng tôi đã sững sờ trước những củ mì “vĩ đại” gần chục ký được chủ rẫy nhổ lên kèm lời giải thích: “- Trồng mấy năm rồi nhưng ít đi đường này...! ”
Buổi sáng ở thôn Bù Gia Rá
Rừng Cát Tiên còn có nhiều cây ươi. Mùa nắng trái chín rụng khắp rừng. Vào rừng lượm hạt ươi, về nhà phơi khô rồi bán cũng là một nguồn thu nhập đáng kể của dân làng. Dân thành phố pha hạt ươi vào hạt é thành ly nước uống bình dân, cổng trường nào cũng có, gắn liền với tuổi thơ đi học của nhiều người nhưng chắc chẳng mấy ai được thấy một cây ươi to lớn sừng sững giữa rừng, trăm năm sống âm thầm đơm hoa kết hạt cho người đời… uống chơi.
Đường lên Đồng Nai Thượng phải băng qua nhiều đồi núi và thung lũng, rất khó đi nếu không muốn nói là trần ai. Mỏm đồi này nối tiếp mỏm đồi khác… nhiều như bát úp, nhưng theo người dân ở đây: "…đường bây giờ đã dễ đi hơn 50% rồi! ". Xe máy muốn chạy được ở vùng này đều phải độ lại nhông, sên, đĩa và nhiều thứ khác mới mong “thọ” được. Mùa mưa, đường lầy lội, phải dùng dây xích quấn vào bánh xe, tạo độ bám sâu mới có thể di chuyển. Cũng vì thế mà ở đây hình thành nên một thói quen: cứ hễ những việc trọng đại hay những thứ cần thiết cho cuộc sống... đều phải được tranh thủ trước mùa mưa.
Thế mà cách đây năm năm, hàng tuần có một người phải dậy thật sớm, đi xe máy băng qua mấy chục cây số đường rừng như thế vào Đồng Nai Thượng. Đó là Cha Phê rô Phạm An Nhàn. Ông phụ trách công việc truyền giáo ở trong vùng và sau nhiều năm gầy dựng đã cùng giáo dân dựng lên một ngôi nhà thờ nhỏ, nhưng thành quả của ông lại không nhỏ: 95% dân cư xã Đông Nai Thượng đều là người Công giáo tân tòng (trừ một gia đình có đạo từ trước). Chiều xuống, nắng nhạt, chúng tôi đi cùng Cha dạo quanh xóm, vào nhà nào cũng có cảm giác như vào nhà người thân quen, không hề gượng gịu hay khách sáo gì cả.
Ông Điểu Ngọc Doa, Phó bí thư xã
Ông Điểu Ngọc Doa, Phó bí thư xã rót trà mời Cha và chúng tôi, trong khi bà vợ lục đục chuẩn bị cơm ở trong gian bếp. Hai vợ chồng đều là chiến sĩ quân giải phóng trước năm 1975, sống và bám trụ chiến đấu tại chỗ, nhiều thành tích, được thưởng huân chương và đều là Đảng viên. Chính ông Doa là người đã hiến tặng một hecta đất vườn nhà để dựng nhà thờ. Cả gia đình ông dù mới theo đạo nhưng đều là những người nhiệt thành vì cộng đồng.
Chung tay xay dựng nhà thờ
Chúng tôi nghỉ đêm trên tấm chiếu trải giữa nhà ông Doa. Mới bốn giờ sáng, trời còn tối mịt nhưng tiếng gà gáy đã rân vang chẳng ai ngủ tiếp được. Hôm đó là ngày Chúa nhật. Chúng tôi trở dậy, cũng như dân làng, rục rịch sửa soạn dự lễ misa.
Trên những con đường đất đỏ quanh co, những người đàn ông đèo cả nhà trên xe máy, những người mẹ trẻ địu con trên lưng hay trước bụng, người già, trẻ con… đi cùng nhau tíu tít hướng về nhà thờ. Ai cũng diện cho mình bộ đồ đẹp nhất. Nhà thờ nhỏ, chật mà người dự lễ lại đông, đứng chen chúc tràn ra ngoài sân, dưới bóng mát vườn điều. Suốt buổi lễ, nhìn gương mặt ai cũng hồn nhiên, thành kính.
Cha Nhàn kể, cách nay hơn chục năm, lẻ tẻ có những người dân từ Đồng Nai Thượng vượt rừng xuống huyện lỵ, tìm tới nhà thờ Cát Tiên dưới thị trấn Đồng Nai (huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) để tìm hiểu về đạo Công giáo. Cha Nhàn được cử ra giúp đỡ và hướng dẫn giáo lý cho họ. Mối quan hệ mỗi lúc một khắng khít. Người theo đạo ngày một nhiều hơn. Để phục vụ giáo dân và được phép của chính quyền, những thánh lễ đầu tiên ở Đồng Nai Thượng đã được cử hành luân phiên ngay tại nhà các trưởng buôn – cũng là trưởng thôn. Nhưng luân phiên được một thời gian lại thấy bất tiện: thôn xa nhất cách trung tâm xã hàng mười cây số đường đèo dốc. Không ít lần giáo dân té xe, trượt hố trên đường đi, về dự lễ. Vậy nên ngôi nhà thờ đơn sơ hôm nay đã được giáo dân góp công dựng lên với cả một niềm vui ngập tràn, mặc dầu chỉ là tre, gỗ tạp, là mái phủ bạt thưa rỉnh (những tấm bạt nhựa quảng cáo đã dùng, xin từ Sài Gòn chở về). Nhờ thế, mái nhà thờ cũng có nhiều màu xanh, trắng, đỏ... trông cũng vui mắt, dứt khoát là “không đụng hàng”.
Dự lễ misa
Rừng xanh vây quanh, thôn làng Đồng Nai Thượng nhỏ nhoi lọt thỏm giữa rừng thẳm nhưng ấm tình người, hay phải chăng, giữa bao la của đại ngàn huyền bí người ta dễ dàng chia sẻ và yêu thương nhau hơn.
Rời Đồng Nai Thượng, lòng chúng tôi có chút day dứt, bùi ngùi. Ngày 12/05/2010, nhà thờ Vô Nhiễm Đồng Nai Thượng sẽ cử hành Thánh lễ Đặt viên đá đầu tiên để xây nhà thờ mới, trên nền nhà thờ hiện tại. “- Tiền có được cũng ít thôi nhưng cứ làm, tới đâu hay tới đó. Tất cả là do ý Chúa” – Cha Nhàn tâm sự. Nhà thờ mới sẽ đẹp hơn, “model” hơn vì là …nhà sàn, thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng giáo dân, một sự đổi thay hết sức đáng mừng và cần thiết. Dẫu biết vậy, nhưng trong tâm thức chúng tôi, ấn tượng về một ngôi nhà thờ cột tre phủ bạt hẳn sẽ còn rất lâu mới phai mờ…
Một vài hình ảnh khác:
Đường lên Đồng Nai Thượng
Vào rừng nguyên sinh
Thực vật rừng
Tay lái lụa giữa rừng
Lội bộ xuống suối
Người ngồi phía trước là cha Phero Phạm An Nhàn
Mùa nước cạn
Leo ngược trở lên thì ai cũng nghiêng ngửa hết
Vị ngọt rừng miền Đông
Cư dân Đồng Nai Thượng
Nhà dân
Gian bếp người Châu Mạ
Bữa cơm sáng nhà ông Doa
Đi dự lễ
Chòi tranh phía sau lưng người phụ nữ là tạo hình hang đá Bêlem
Quang cảnh buổi lễ
Cây nêu trước cổng nhà trờ
Một góc di chỉ Cát Tiên
Thượng nguồn sông Đồng Nai, khúc uốn mình qua di chỉ khảo cổ
Xóm chài ven sông La Ngà
Nhà thờ mới đang trong quá trình xây cất, vẫn chưa xong.
Cha Nhàn hiện đang quyên góp máy tính cũ (miễn là chạy được) để mở lớp dạy vi tính cho học sinh miền núi.
Nghe nói, bây giờ có đường mới, dưới ngả ba Trị An, qua xã Phú Lý, băng qua rừng Nam Cát Tiên để lên Bắc Các Tiên mà ko phải ra quốc lộ 20. Chưa biết khi nào, nhưng chắc sẽ có dịp quay trở lại.
---o0o---
Kỳ sau: Theo gió biển về Quy Nhơn
Chuyến này đã đi từ hồi 2010 (lúc này con tê giác cuối cùng chưa chết), nên có nhiều thông tin chưa được cập nhật lại, có dịp em bổ sung sau.
---o0o---
Xã miền núi Đồng Nai Thượng nằm ở giữa rừng quốc gia Cát Tiên, gần như giáp ranh cả 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng. Con đường độc đạo ngoằn ngoèo, hiểm trở như đã vô tình góp phần gìn giữ lại một mảnh đại ngàn cho hậu thế, cũng là nơi trú ẩn cuối cùng của bầy tê giác Việt Nam trong bi kịch tuyệt diệt giống nòi trên chính quê hương của chúng...
Mùa khô ở Đồng Nai Thượng
Cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 150 km về phía bắc, Vườn quốc gia Cát Tiên rộng 74.320ha, được thành lập trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên năm 1992.
Rừng ở đây một phần do nhà nước quản lí, một phần khoán lại cho cư dân trong vùng.
Theo quy định, người dân ko được phép sinh sống trong khu vực Vườn quốc gia, nhưng oái ăm là ở xứ Đồng Nai Thượng này đã có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống từ lâu đời. Một di chỉ khảo cổ quan trọng ở Cát Tiên cho thấy đã có cộng đồng người quần cư từ ngàn năm trước... giờ quyết định lập Vườn, chả lẽ đuổi con cháu họ! Đây có lẽ là lí do của sự tồn tại xã Đồng Nai Thượng với 98% dân số là người dân tộc, nằm lọt thỏm trong vùng rừng quý giá còn sót lại. Xã có 5 thôn, là 5 buôn làng Đạ Cọ, Bơ Đê, Bù Gia Rá, Binao và Bù Sa, đa phần là người dân tộc Mạ. Dân làng đã sống định canh định cư với vườn điều, rẫy khoai mì, bắp, bí, bầu … nhà nào cũng có, nhưng cách thu hoạch sản phẩm vẫn giữ được truyền thống “văn minh hái, lượm” của người thiểu số: đợi trái điều chín rụng đầy vườn mới đi nhặt hạt, khoai mì thì trồng rải rác nên lúc tiện đường chỗ nào, nhổ chỗ ấy mang về. Chúng tôi đã sững sờ trước những củ mì “vĩ đại” gần chục ký được chủ rẫy nhổ lên kèm lời giải thích: “- Trồng mấy năm rồi nhưng ít đi đường này...! ”
Buổi sáng ở thôn Bù Gia Rá
Rừng Cát Tiên còn có nhiều cây ươi. Mùa nắng trái chín rụng khắp rừng. Vào rừng lượm hạt ươi, về nhà phơi khô rồi bán cũng là một nguồn thu nhập đáng kể của dân làng. Dân thành phố pha hạt ươi vào hạt é thành ly nước uống bình dân, cổng trường nào cũng có, gắn liền với tuổi thơ đi học của nhiều người nhưng chắc chẳng mấy ai được thấy một cây ươi to lớn sừng sững giữa rừng, trăm năm sống âm thầm đơm hoa kết hạt cho người đời… uống chơi.
Đường lên Đồng Nai Thượng phải băng qua nhiều đồi núi và thung lũng, rất khó đi nếu không muốn nói là trần ai. Mỏm đồi này nối tiếp mỏm đồi khác… nhiều như bát úp, nhưng theo người dân ở đây: "…đường bây giờ đã dễ đi hơn 50% rồi! ". Xe máy muốn chạy được ở vùng này đều phải độ lại nhông, sên, đĩa và nhiều thứ khác mới mong “thọ” được. Mùa mưa, đường lầy lội, phải dùng dây xích quấn vào bánh xe, tạo độ bám sâu mới có thể di chuyển. Cũng vì thế mà ở đây hình thành nên một thói quen: cứ hễ những việc trọng đại hay những thứ cần thiết cho cuộc sống... đều phải được tranh thủ trước mùa mưa.
Thế mà cách đây năm năm, hàng tuần có một người phải dậy thật sớm, đi xe máy băng qua mấy chục cây số đường rừng như thế vào Đồng Nai Thượng. Đó là Cha Phê rô Phạm An Nhàn. Ông phụ trách công việc truyền giáo ở trong vùng và sau nhiều năm gầy dựng đã cùng giáo dân dựng lên một ngôi nhà thờ nhỏ, nhưng thành quả của ông lại không nhỏ: 95% dân cư xã Đông Nai Thượng đều là người Công giáo tân tòng (trừ một gia đình có đạo từ trước). Chiều xuống, nắng nhạt, chúng tôi đi cùng Cha dạo quanh xóm, vào nhà nào cũng có cảm giác như vào nhà người thân quen, không hề gượng gịu hay khách sáo gì cả.
Ông Điểu Ngọc Doa, Phó bí thư xã
Ông Điểu Ngọc Doa, Phó bí thư xã rót trà mời Cha và chúng tôi, trong khi bà vợ lục đục chuẩn bị cơm ở trong gian bếp. Hai vợ chồng đều là chiến sĩ quân giải phóng trước năm 1975, sống và bám trụ chiến đấu tại chỗ, nhiều thành tích, được thưởng huân chương và đều là Đảng viên. Chính ông Doa là người đã hiến tặng một hecta đất vườn nhà để dựng nhà thờ. Cả gia đình ông dù mới theo đạo nhưng đều là những người nhiệt thành vì cộng đồng.
Chung tay xay dựng nhà thờ
Chúng tôi nghỉ đêm trên tấm chiếu trải giữa nhà ông Doa. Mới bốn giờ sáng, trời còn tối mịt nhưng tiếng gà gáy đã rân vang chẳng ai ngủ tiếp được. Hôm đó là ngày Chúa nhật. Chúng tôi trở dậy, cũng như dân làng, rục rịch sửa soạn dự lễ misa.
Trên những con đường đất đỏ quanh co, những người đàn ông đèo cả nhà trên xe máy, những người mẹ trẻ địu con trên lưng hay trước bụng, người già, trẻ con… đi cùng nhau tíu tít hướng về nhà thờ. Ai cũng diện cho mình bộ đồ đẹp nhất. Nhà thờ nhỏ, chật mà người dự lễ lại đông, đứng chen chúc tràn ra ngoài sân, dưới bóng mát vườn điều. Suốt buổi lễ, nhìn gương mặt ai cũng hồn nhiên, thành kính.
Cha Nhàn kể, cách nay hơn chục năm, lẻ tẻ có những người dân từ Đồng Nai Thượng vượt rừng xuống huyện lỵ, tìm tới nhà thờ Cát Tiên dưới thị trấn Đồng Nai (huyện Cát Tiên, Lâm Đồng) để tìm hiểu về đạo Công giáo. Cha Nhàn được cử ra giúp đỡ và hướng dẫn giáo lý cho họ. Mối quan hệ mỗi lúc một khắng khít. Người theo đạo ngày một nhiều hơn. Để phục vụ giáo dân và được phép của chính quyền, những thánh lễ đầu tiên ở Đồng Nai Thượng đã được cử hành luân phiên ngay tại nhà các trưởng buôn – cũng là trưởng thôn. Nhưng luân phiên được một thời gian lại thấy bất tiện: thôn xa nhất cách trung tâm xã hàng mười cây số đường đèo dốc. Không ít lần giáo dân té xe, trượt hố trên đường đi, về dự lễ. Vậy nên ngôi nhà thờ đơn sơ hôm nay đã được giáo dân góp công dựng lên với cả một niềm vui ngập tràn, mặc dầu chỉ là tre, gỗ tạp, là mái phủ bạt thưa rỉnh (những tấm bạt nhựa quảng cáo đã dùng, xin từ Sài Gòn chở về). Nhờ thế, mái nhà thờ cũng có nhiều màu xanh, trắng, đỏ... trông cũng vui mắt, dứt khoát là “không đụng hàng”.
Dự lễ misa
Rừng xanh vây quanh, thôn làng Đồng Nai Thượng nhỏ nhoi lọt thỏm giữa rừng thẳm nhưng ấm tình người, hay phải chăng, giữa bao la của đại ngàn huyền bí người ta dễ dàng chia sẻ và yêu thương nhau hơn.
Rời Đồng Nai Thượng, lòng chúng tôi có chút day dứt, bùi ngùi. Ngày 12/05/2010, nhà thờ Vô Nhiễm Đồng Nai Thượng sẽ cử hành Thánh lễ Đặt viên đá đầu tiên để xây nhà thờ mới, trên nền nhà thờ hiện tại. “- Tiền có được cũng ít thôi nhưng cứ làm, tới đâu hay tới đó. Tất cả là do ý Chúa” – Cha Nhàn tâm sự. Nhà thờ mới sẽ đẹp hơn, “model” hơn vì là …nhà sàn, thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng giáo dân, một sự đổi thay hết sức đáng mừng và cần thiết. Dẫu biết vậy, nhưng trong tâm thức chúng tôi, ấn tượng về một ngôi nhà thờ cột tre phủ bạt hẳn sẽ còn rất lâu mới phai mờ…
Một vài hình ảnh khác:
Đường lên Đồng Nai Thượng
Vào rừng nguyên sinh
Thực vật rừng
Tay lái lụa giữa rừng
Lội bộ xuống suối
Người ngồi phía trước là cha Phero Phạm An Nhàn
Mùa nước cạn
Leo ngược trở lên thì ai cũng nghiêng ngửa hết
Vị ngọt rừng miền Đông
Cư dân Đồng Nai Thượng
Nhà dân
Gian bếp người Châu Mạ
Bữa cơm sáng nhà ông Doa
Đi dự lễ
Chòi tranh phía sau lưng người phụ nữ là tạo hình hang đá Bêlem
Quang cảnh buổi lễ
Cây nêu trước cổng nhà trờ
Một góc di chỉ Cát Tiên
Thượng nguồn sông Đồng Nai, khúc uốn mình qua di chỉ khảo cổ
Xóm chài ven sông La Ngà
Nhà thờ mới đang trong quá trình xây cất, vẫn chưa xong.
Cha Nhàn hiện đang quyên góp máy tính cũ (miễn là chạy được) để mở lớp dạy vi tính cho học sinh miền núi.
Nghe nói, bây giờ có đường mới, dưới ngả ba Trị An, qua xã Phú Lý, băng qua rừng Nam Cát Tiên để lên Bắc Các Tiên mà ko phải ra quốc lộ 20. Chưa biết khi nào, nhưng chắc sẽ có dịp quay trở lại.
---o0o---
Kỳ sau: Theo gió biển về Quy Nhơn