(xin phép Mod và bác Minh cho em mở cái thớt mới!)
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và truyền đạt thông tin này như thế nào
để người dân có thể hiểu và tự quyết định đang là vấn đề thời sự ở Việt
Nam. Sau hàng loạt các sự cố Sông Tranh 2 rồi Đakrông 3, dự án thủy điện
Đồng Nai 6, 6A tiếp tục được mổ sẻ trở lại cùng những mâu thuẫn và hiểm
họa vẫn chưa lường hết được.
Ra toà vì đánh giá sai nguy cơ
Năm 2009, một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter xảy ra tại thành phố
L’Aquila của Ý và các vùng lân cận khiến thành phố này tan hoang, 20.000
toà nhà bị phá huỷ, 65.000 cư dân lâm cảnh màn trời chiếu đất, 300
người tử vong, hơn 1.500 người bị thương. Bảy nhà khoa học của Uỷ ban
quốc gia về dự báo và phòng chống những nguy cơ lớn (NCFPGR) bị cáo buộc
ra tòa vì tội ngộ sát và cẩu thả khi không cảnh báo cho công chúng biết
về nguy cơ động đất.
.L’Aquila là một thành phố cổ của Ý từng có “tiền sử” động đất năm 1461 và 1703.
Theo biên bản buổi họp tháng 3.2009 đánh giá về khả năng động đất do những
cơn địa chấn mới xuất hiện, chủ tịch viện Vật lý địa cầu và khoa học núi
lửa quốc gia, Enzo Boschi cho rằng không loại bỏ khả năng nhưng nguy cơ
đó là rất thấp.
Đến tháng 4.2009, trận động đất mạnh 6,3 đã xảy ra và hậu quả của nó là quá lớn.
Tháng 7.2010, Boschi và các nhà khoa học đồng nghiệp ở NCFPGR bị công tố viên Fabio Picuti cáo buộc ra tòa.
Bằng một lý giải và tranh luận đậm bản chất Ý, ông nói: Tôi biết họ không
thể tiên đoán động đất chính xác. Mấu chốt của vấn đề không phải là họ
tiên đoán đúng hay sai. Là quan chức của nhà nước, họ có nhiệm vụ trước
luật pháp về đánh giá và phân tích nguy cơ tiềm ẩn hay hiện có cho cư
dân thành phố”.
Ông nhấn mạnh rằng ông chỉ buộc tội các nhà khoa học trong uỷ ban đã cung
cấp thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, và mâu thuẫn cho công chúng
vốn đã hồi hộp cả mấy tháng trước đó vì những đợt rung chuyển nhẹ.
Được một bữa no rồi phải thêm bao nhiêu ngày nơm nớp lo?
Bát cơm bao ngày trồng cấy vừa bưng lên đã nghe thấy đùng đùng ở phía
thượng nguồn. Mỗi lần như vậy, cả nhà lại ù té chạy. Họ đứng nhìn trời,
nhìn đất, nhìn xung quanh, rồi lại ngơ ngác nhìn nhau. Rồi lại tụ một
chỗ để hỏi xem có ai bị chi không? Có nhà nào bị nứt thêm không? Có con
bò, con heo nào sợ quá chạy tuột vào rừng không? Cứ thế rồi chẳng ai dám
vào nhà nữa. Mâm cơm nguội ngắt cũng chẳng dám ngồi ăn. Thôi thì đành
vừa bưng cơm vừa lo chạy vậy. Lỡ có chết thì cũng làm con ma no!
Đó là tình cảnh bi đát mà cách đây chưa lâu người dân vùng tâm chấn Bắc
Trà Mi phải đối diện, phải hứng chịu sau một loạt tuyên bố đảm bảo an
toàn, một loạt than trách “trình độ dân trí thấp” của các chuyên gia
đánh giá tác động môi trường.
Vấn đề là lương tâm và trách nhiệm trong việc truyền đạt thông tin về nguy
cơ. Từ việc liên tiếp đảm bảo an toàn tới phán đoán địa điểm xây đập sai
lầm có khả năng dẫn đến thảm họa vỡ đập là không xa vời, rồi trách
nhiệm bị đùn đẩy, dường như mọi thứ đang chạy đua với tốc độ nhanh hơn
cả việc người dân dẫn heo bò, tài sản trốn chạy khỏi làng.
Đến nay đã gần 40 năm nhưng thảm họa vỡ đập Bản Kiều tại Trung Quốc vẫn khiến người ta không thể không rùng mình mỗi khi nhớ đến
Bản Kiều biến thành đại hồng thủy vì thực tế vượt xa thiết kế
Ngày 5.8.1975, cơn bão lớn thứ 3 trong năm đổ bộ vào tỉnh Hà Nam, Trung
Quốc. Đến 21 giờ ngày 7.8.1975, mực nước tại đập Bản Kiều chỉ còn cách
đỉnh 2 cm. Những trận mưa lớn tiếp tục kéo dài tại khu vực này với lưu
lượng lên đến 400 - 1.000 mm. Khi cơn lũ tràn qua, các đập nước lần lượt
bị vỡ và Trú Mã Điếm, nơi có đập Bản Kiều, trở thành rào chắn cuối
cùng.
Chỉ trong vài giờ sau, gần 10 tỉ m3 nước tạo ra những cơn sóng cao 10 m,
quét qua toàn bộ vùng Trú Mã. Hơn 4 triệu người ở 30 huyện bị nước lũ
bao vây, 5 triệu ngôi nhà bị cuốn trôi, giao thông gián đoạn suốt 16
ngày.
Đập Bản Kiều với chiều cao 24,5 m được xây dựng vào năm 1951 trên sông Hoài
chảy qua Hà Nam cùng với hơn 100 con đập khác được xây mới tại địa phận
thành phố Trú Mã Điếm.
Tuy nhiên, theo cựu kỹ sư trưởng của Sở Tài nguyên nước Hà Nam Trần Hưng,
nhiều đập được xây dựng dưới tiêu chuẩn thiết kế ngăn lũ vì Cchính phủ
xem trọng khả năng tích nước hơn tháo nước. Chính quyền địa phương liên
tục giảm số lỗ thông trên các cửa xả từ 12 xuống 5 nhằm tăng khả năng
dung tích hồ chứa.
Ngoài ra, đập được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn tần suất lũ 1.000 năm một lần
tương ứng lượng mưa 300 mm/ngày. Tuy nhiên, thực tế thì trận lũ với tần
suất 2.000 năm một lần đã xảy ra. Vì thế, đập Bản Kiều khi đó phải hứng
đến 697 tỉ m3 nước, trong khi năng lực được thiết kế chỉ là 492 tỉ m3
nước. Đến khi xảy ra thảm họa, dù mở hết cửa xả kịp lúc nhưng cũng không
tiêu thoát hết nước.
Việc truyền tin thông báo lũ đã gặp trục trặc nên cảnh báo không kịp thời.
Vỡ đập sau 15 ngày hòa lưới điện vì …một đợt mưa ngắn ngày
Sau hai năm thi công, công trình thủy điện ĐakRông 3 trên sông ĐakRông -
Quảng Trị do Công ty cổ phần thủy điện Trường Sơn (Quảng Bình) lập dự án
đầu tư xây dựng được đưa vào vận hành.
Ngày 25/9/2012, ĐakRông 3 chính thức phát điện thương mại, hòa lưới điện quốc gia công suất 8MW.
Đến ngày 7/10 đập vỡ tan trên chiều dài khoảng 20m vai trái sau đợt mưa
ngắn ngày mà theo cán bộ và nhân dân sở tại cho là không có gì bất ngờ
vì những nghi ngờ về chất lượng công trình đã dấy lên từ 2 năm trước đó.
Ông Chiến, bí thư huyện uỷ Đăkrông cho rằng, việc thi công “rất dối”. Họ
lấy cát sạn tại chỗ làm, cát sạn lại bẩn không đảm bảo tiêu chuẩn, cho
nên dù chỉ mới là trận mưa không phải lớn đã vỡ đập.
Đó là chưa kế đập thủy điện Đăk Rông 3 đã làm sai về nguyên tắc xây dựng.
Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển châu Á - KS Lê Viên Mãn cho biết,
nguyên tắc cơ bản xây đập bêtông đầm lăn là phần chịu trọng lực ở phần
đập bêtông đầm lăn chứ không phải tường chắn nước. Đập thủy điện Đăk
Rông 3 chưa xây xong đập đầm lăn bên trong thì như quả dưa rỗng ruột,
chưa hoàn tất xây đập thì làm sao có thể liều lĩnh cho tích nước được.
Đến khi mưa xuống dù không lớn nhưng đập không vỡ thì cũng bị lật khi
tích nước là điều hiển nhiên.
Tính mạng cũng như tài sản của người dân xã Tà Long đang đặt trong tình
trạng báo động nhưng vẫn chưa thấy bóng dáng nào của chủ đầu tư đứng ra
xin lỗi hoặc nhận trách nhiệm bồi thường cũng như những tắc trách dẫn
đến vỡ đập.
Về nguyên tắc, chủ đầu tư chưa được phép tích nước khi chưa áp giá đền bù
cho khoảng 13 hộ dân người dân tộc Pa Cô, Tà Ôi ở xã Tà Long bởi lúa
nương, rẫy mì, rẫy bắp của họ chưa thu hoạch và bảng áp giá đền bù quá
thấp khiến người dân không đồng tình.
Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Sơn cũng không có phương án phòng chống lũ, xả lũ gửi cho địa phương mà đã tiến hành tích nước.
Khi đập vỡ, công ty đã không thông báo cho chính quyền địa phương biết.
Nhưng khi chính quyền địa phương đi kiểm tra tình hình để tìm giải pháp
khắc phục sự cố và báo chí đến tìm hiểu thông tin thì liên tục bị cản
trở không cho vào.
Những vấn đề tồn tại quanh ĐMT của dự án Đồng Nai 6, 6A
Theo chủ đầu tư là tập đoàn Đức Long Gia Lai, 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6
và 6A có quy mô 241 MW với tổng vốn đầu tư gần 6.500 tỷ đồng, giá bán
điện dự kiến là 4,5 cent/kW, sau 17 năm vận hành sẽ hoàn vốn.
Khi 2 báo cáo đánh giá tác động môi trường do Viện Quy hoạch Thủy lợi miền
Nam bị phát hiện “sao chép”, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã thuê đơn vị tư
vấn khác là Viện Môi trường và Tài nguyên làm ĐTM. Tuy nhiên, ĐTM lần
này vẫn tiếp tục chứa đựng tới 8 “lỗ hổng” nghiêm trọng theo phát hiện
của các nhà khoa học và các thành viên thuộc Mạng lưới Sông ngòi Việt
Nam (VRN)
1. Trước tiên, hai dự án chiếm dụng trên 50 ha diện tích thuộc Vườn quốc
gia Cát Tiên tức thuộc danh mục dự án phải trình Quốc hội thông qua, tuy
nhiên, trên cơ sở pháp lí Quốc hội chưa thông qua chủ trương đầu tư dự án này.
2. Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học nên theo luật ĐDSH, việc điều chỉnh đất của VQG để làm thủy điện là vi phạm điều 11 luật ĐDSH.
3. Diện tích rừng thực tế bị mất sẽ cao hơn so với con số được đưa ra trong báo cáo ĐTM 2012.
4. Các giải pháp bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học đề xuất trong ĐTM 2012 là không tưởng và thiếu cơ sở thực tế để triển khai thực hiện; các tính toán thủy văn và lượng bùn cát bồi lắng lòng hồ còn nhiều điều nghi ngại cần xem xét lại.
5. Bản ĐTM cũng chưa đưa được các thông tin đầy đủ về tác động văn hóa, xã hội của dự án đến từng nhóm người trong khu vực bị ảnh hưởng.
6. Các biện pháp nhằm ngăn ngừa giảm thiếu tác động trong ĐTM cũng không đầy đủ và không đảm bảo tính công bằng xã hội.
7. Các tính toán về tác động của đường dây cao thế và hệ thống truyền tải điện của cả ĐN6 & 6A; động đất và động đất kích thích của hai công trình chưa được Báo cáo ĐTM 2012 phân tích và nghiên cứu một cách đầy đủ.
8. Cuối cùng, ĐTM 2012 chưa cập nhật các thông tin liên quan đến vùng đất, tài nguyên và con người ở khu vực dự án đang được thế giới xem xét và công nhận là các di tích
văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới…
Cuối tháng 9/2012, chính Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số
1393/QĐ-TTg “Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020
và tầm nhìn đến năm 2050” với nhiều mục tiêu tổng quát:
- Hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học.Hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh
- Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REED+ ở Việt Nam” do WB viện trợ
không hoàn lại với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực
hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính
của rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học,
góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và
thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hướng tới phát triển bền vững.
Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A không phải là một dự án trọng điểm kinh tế
hay có ý nghĩa chiến lược về quân sự, quốc phòng. Bản thân ĐTM cũng gặp
nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội. Một dự án còn chứa đựng
nhiều rủi ro tiềm tàng như như thế có cần thiết phải triển khai bằng mọi
giá hay không?
Rừng là bộ phận kết cấu hạ tầng sinh thái của đất nước. Không phải ngẫu
nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác
thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả!
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và truyền đạt thông tin này như thế nào
để người dân có thể hiểu và tự quyết định đang là vấn đề thời sự ở Việt
Nam. Sau hàng loạt các sự cố Sông Tranh 2 rồi Đakrông 3, dự án thủy điện
Đồng Nai 6, 6A tiếp tục được mổ sẻ trở lại cùng những mâu thuẫn và hiểm
họa vẫn chưa lường hết được.
I. Đánh giá tác động môi trường và những nguy cơ
Ra toà vì đánh giá sai nguy cơ
Năm 2009, một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter xảy ra tại thành phố
L’Aquila của Ý và các vùng lân cận khiến thành phố này tan hoang, 20.000
toà nhà bị phá huỷ, 65.000 cư dân lâm cảnh màn trời chiếu đất, 300
người tử vong, hơn 1.500 người bị thương. Bảy nhà khoa học của Uỷ ban
quốc gia về dự báo và phòng chống những nguy cơ lớn (NCFPGR) bị cáo buộc
ra tòa vì tội ngộ sát và cẩu thả khi không cảnh báo cho công chúng biết
về nguy cơ động đất.
.
Theo biên bản buổi họp tháng 3.2009 đánh giá về khả năng động đất do những
cơn địa chấn mới xuất hiện, chủ tịch viện Vật lý địa cầu và khoa học núi
lửa quốc gia, Enzo Boschi cho rằng không loại bỏ khả năng nhưng nguy cơ
đó là rất thấp.
Đến tháng 4.2009, trận động đất mạnh 6,3 đã xảy ra và hậu quả của nó là quá lớn.
Tháng 7.2010, Boschi và các nhà khoa học đồng nghiệp ở NCFPGR bị công tố viên Fabio Picuti cáo buộc ra tòa.
Bằng một lý giải và tranh luận đậm bản chất Ý, ông nói: Tôi biết họ không
thể tiên đoán động đất chính xác. Mấu chốt của vấn đề không phải là họ
tiên đoán đúng hay sai. Là quan chức của nhà nước, họ có nhiệm vụ trước
luật pháp về đánh giá và phân tích nguy cơ tiềm ẩn hay hiện có cho cư
dân thành phố”.
Ông nhấn mạnh rằng ông chỉ buộc tội các nhà khoa học trong uỷ ban đã cung
cấp thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, và mâu thuẫn cho công chúng
vốn đã hồi hộp cả mấy tháng trước đó vì những đợt rung chuyển nhẹ.
Được một bữa no rồi phải thêm bao nhiêu ngày nơm nớp lo?
Bát cơm bao ngày trồng cấy vừa bưng lên đã nghe thấy đùng đùng ở phía
thượng nguồn. Mỗi lần như vậy, cả nhà lại ù té chạy. Họ đứng nhìn trời,
nhìn đất, nhìn xung quanh, rồi lại ngơ ngác nhìn nhau. Rồi lại tụ một
chỗ để hỏi xem có ai bị chi không? Có nhà nào bị nứt thêm không? Có con
bò, con heo nào sợ quá chạy tuột vào rừng không? Cứ thế rồi chẳng ai dám
vào nhà nữa. Mâm cơm nguội ngắt cũng chẳng dám ngồi ăn. Thôi thì đành
vừa bưng cơm vừa lo chạy vậy. Lỡ có chết thì cũng làm con ma no!
Đó là tình cảnh bi đát mà cách đây chưa lâu người dân vùng tâm chấn Bắc
Trà Mi phải đối diện, phải hứng chịu sau một loạt tuyên bố đảm bảo an
toàn, một loạt than trách “trình độ dân trí thấp” của các chuyên gia
đánh giá tác động môi trường.
Vấn đề là lương tâm và trách nhiệm trong việc truyền đạt thông tin về nguy
cơ. Từ việc liên tiếp đảm bảo an toàn tới phán đoán địa điểm xây đập sai
lầm có khả năng dẫn đến thảm họa vỡ đập là không xa vời, rồi trách
nhiệm bị đùn đẩy, dường như mọi thứ đang chạy đua với tốc độ nhanh hơn
cả việc người dân dẫn heo bò, tài sản trốn chạy khỏi làng.
II. Thảm họa vỡ đập
Đến nay đã gần 40 năm nhưng thảm họa vỡ đập Bản Kiều tại Trung Quốc vẫn khiến người ta không thể không rùng mình mỗi khi nhớ đến
Bản Kiều biến thành đại hồng thủy vì thực tế vượt xa thiết kế
Ngày 5.8.1975, cơn bão lớn thứ 3 trong năm đổ bộ vào tỉnh Hà Nam, Trung
Quốc. Đến 21 giờ ngày 7.8.1975, mực nước tại đập Bản Kiều chỉ còn cách
đỉnh 2 cm. Những trận mưa lớn tiếp tục kéo dài tại khu vực này với lưu
lượng lên đến 400 - 1.000 mm. Khi cơn lũ tràn qua, các đập nước lần lượt
bị vỡ và Trú Mã Điếm, nơi có đập Bản Kiều, trở thành rào chắn cuối
cùng.
Chỉ trong vài giờ sau, gần 10 tỉ m3 nước tạo ra những cơn sóng cao 10 m,
quét qua toàn bộ vùng Trú Mã. Hơn 4 triệu người ở 30 huyện bị nước lũ
bao vây, 5 triệu ngôi nhà bị cuốn trôi, giao thông gián đoạn suốt 16
ngày.
Đập Bản Kiều với chiều cao 24,5 m được xây dựng vào năm 1951 trên sông Hoài
chảy qua Hà Nam cùng với hơn 100 con đập khác được xây mới tại địa phận
thành phố Trú Mã Điếm.
Tuy nhiên, theo cựu kỹ sư trưởng của Sở Tài nguyên nước Hà Nam Trần Hưng,
nhiều đập được xây dựng dưới tiêu chuẩn thiết kế ngăn lũ vì Cchính phủ
xem trọng khả năng tích nước hơn tháo nước. Chính quyền địa phương liên
tục giảm số lỗ thông trên các cửa xả từ 12 xuống 5 nhằm tăng khả năng
dung tích hồ chứa.
Ngoài ra, đập được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn tần suất lũ 1.000 năm một lần
tương ứng lượng mưa 300 mm/ngày. Tuy nhiên, thực tế thì trận lũ với tần
suất 2.000 năm một lần đã xảy ra. Vì thế, đập Bản Kiều khi đó phải hứng
đến 697 tỉ m3 nước, trong khi năng lực được thiết kế chỉ là 492 tỉ m3
nước. Đến khi xảy ra thảm họa, dù mở hết cửa xả kịp lúc nhưng cũng không
tiêu thoát hết nước.
Việc truyền tin thông báo lũ đã gặp trục trặc nên cảnh báo không kịp thời.
Vỡ đập sau 15 ngày hòa lưới điện vì …một đợt mưa ngắn ngày
Sau hai năm thi công, công trình thủy điện ĐakRông 3 trên sông ĐakRông -
Quảng Trị do Công ty cổ phần thủy điện Trường Sơn (Quảng Bình) lập dự án
đầu tư xây dựng được đưa vào vận hành.
Ngày 25/9/2012, ĐakRông 3 chính thức phát điện thương mại, hòa lưới điện quốc gia công suất 8MW.
Đến ngày 7/10 đập vỡ tan trên chiều dài khoảng 20m vai trái sau đợt mưa
ngắn ngày mà theo cán bộ và nhân dân sở tại cho là không có gì bất ngờ
vì những nghi ngờ về chất lượng công trình đã dấy lên từ 2 năm trước đó.
Ông Chiến, bí thư huyện uỷ Đăkrông cho rằng, việc thi công “rất dối”. Họ
lấy cát sạn tại chỗ làm, cát sạn lại bẩn không đảm bảo tiêu chuẩn, cho
nên dù chỉ mới là trận mưa không phải lớn đã vỡ đập.
Đó là chưa kế đập thủy điện Đăk Rông 3 đã làm sai về nguyên tắc xây dựng.
Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển châu Á - KS Lê Viên Mãn cho biết,
nguyên tắc cơ bản xây đập bêtông đầm lăn là phần chịu trọng lực ở phần
đập bêtông đầm lăn chứ không phải tường chắn nước. Đập thủy điện Đăk
Rông 3 chưa xây xong đập đầm lăn bên trong thì như quả dưa rỗng ruột,
chưa hoàn tất xây đập thì làm sao có thể liều lĩnh cho tích nước được.
Đến khi mưa xuống dù không lớn nhưng đập không vỡ thì cũng bị lật khi
tích nước là điều hiển nhiên.
Tính mạng cũng như tài sản của người dân xã Tà Long đang đặt trong tình
trạng báo động nhưng vẫn chưa thấy bóng dáng nào của chủ đầu tư đứng ra
xin lỗi hoặc nhận trách nhiệm bồi thường cũng như những tắc trách dẫn
đến vỡ đập.
Về nguyên tắc, chủ đầu tư chưa được phép tích nước khi chưa áp giá đền bù
cho khoảng 13 hộ dân người dân tộc Pa Cô, Tà Ôi ở xã Tà Long bởi lúa
nương, rẫy mì, rẫy bắp của họ chưa thu hoạch và bảng áp giá đền bù quá
thấp khiến người dân không đồng tình.
Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Sơn cũng không có phương án phòng chống lũ, xả lũ gửi cho địa phương mà đã tiến hành tích nước.
Khi đập vỡ, công ty đã không thông báo cho chính quyền địa phương biết.
Nhưng khi chính quyền địa phương đi kiểm tra tình hình để tìm giải pháp
khắc phục sự cố và báo chí đến tìm hiểu thông tin thì liên tục bị cản
trở không cho vào.
III. Hiểm họa “hồ trên núi”
Những vấn đề tồn tại quanh ĐMT của dự án Đồng Nai 6, 6A
Theo chủ đầu tư là tập đoàn Đức Long Gia Lai, 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6
và 6A có quy mô 241 MW với tổng vốn đầu tư gần 6.500 tỷ đồng, giá bán
điện dự kiến là 4,5 cent/kW, sau 17 năm vận hành sẽ hoàn vốn.
Khi 2 báo cáo đánh giá tác động môi trường do Viện Quy hoạch Thủy lợi miền
Nam bị phát hiện “sao chép”, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã thuê đơn vị tư
vấn khác là Viện Môi trường và Tài nguyên làm ĐTM. Tuy nhiên, ĐTM lần
này vẫn tiếp tục chứa đựng tới 8 “lỗ hổng” nghiêm trọng theo phát hiện
của các nhà khoa học và các thành viên thuộc Mạng lưới Sông ngòi Việt
Nam (VRN)
1. Trước tiên, hai dự án chiếm dụng trên 50 ha diện tích thuộc Vườn quốc
gia Cát Tiên tức thuộc danh mục dự án phải trình Quốc hội thông qua, tuy
nhiên, trên cơ sở pháp lí Quốc hội chưa thông qua chủ trương đầu tư dự án này.
2. Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học nên theo luật ĐDSH, việc điều chỉnh đất của VQG để làm thủy điện là vi phạm điều 11 luật ĐDSH.
3. Diện tích rừng thực tế bị mất sẽ cao hơn so với con số được đưa ra trong báo cáo ĐTM 2012.
4. Các giải pháp bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học đề xuất trong ĐTM 2012 là không tưởng và thiếu cơ sở thực tế để triển khai thực hiện; các tính toán thủy văn và lượng bùn cát bồi lắng lòng hồ còn nhiều điều nghi ngại cần xem xét lại.
5. Bản ĐTM cũng chưa đưa được các thông tin đầy đủ về tác động văn hóa, xã hội của dự án đến từng nhóm người trong khu vực bị ảnh hưởng.
6. Các biện pháp nhằm ngăn ngừa giảm thiếu tác động trong ĐTM cũng không đầy đủ và không đảm bảo tính công bằng xã hội.
7. Các tính toán về tác động của đường dây cao thế và hệ thống truyền tải điện của cả ĐN6 & 6A; động đất và động đất kích thích của hai công trình chưa được Báo cáo ĐTM 2012 phân tích và nghiên cứu một cách đầy đủ.
8. Cuối cùng, ĐTM 2012 chưa cập nhật các thông tin liên quan đến vùng đất, tài nguyên và con người ở khu vực dự án đang được thế giới xem xét và công nhận là các di tích
văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới…
Cuối tháng 9/2012, chính Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số
1393/QĐ-TTg “Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020
và tầm nhìn đến năm 2050” với nhiều mục tiêu tổng quát:
- Hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học.Hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh
- Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REED+ ở Việt Nam” do WB viện trợ
không hoàn lại với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực
hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính
của rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học,
góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và
thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hướng tới phát triển bền vững.
Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A không phải là một dự án trọng điểm kinh tế
hay có ý nghĩa chiến lược về quân sự, quốc phòng. Bản thân ĐTM cũng gặp
nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội. Một dự án còn chứa đựng
nhiều rủi ro tiềm tàng như như thế có cần thiết phải triển khai bằng mọi
giá hay không?
Rừng là bộ phận kết cấu hạ tầng sinh thái của đất nước. Không phải ngẫu
nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác
thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả!
(tổng hợp)