Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Thống Kê

Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không


[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 14 người, vào ngày 14/11/2012, 16:27

Latest topics


3 posters

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn

    phulam
    phulam
    Tập Bò
    Tập Bò


    Join date : 12/04/2012
    Tổng số bài gửi : 105
    Mức uy tín : 8
    Đến từ : Quy Nhơn
    Points : 197

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn Empty (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn

    Bài gửi by phulam 23/4/2013, 00:37

    Dưới thời chúa Nguyễn

    Từ năm 1558, vua Lê cử Nguyễn Hoàng vào trấn nhận Thuận Hóa và Quảng Nam, bao gồm tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định hiện nay. Từ đó, vùng đất phía nam đèo Hải Vân mói có điều kiện củng cố và phát triển.

    Năm 1602, chúa Nguyễn cho đổi tên phủ Hoài Nhơn làm phủ Quy Nhơn.

    Sau khi lập phủ Phú Yên năm 1611 gồm hai huyện Đông Xuân, Tuy Hòa, Quy Nhơn không còn là đất biên ải nên có điều kiện để xây dựng và phát triển hơn trước.

    Tên phủ Quy Nhơn vẫn được gọi trong suốt thời kỳ Tây Sơn và đầu triều Nguyễn cho đến 1832, lập tỉnh Bình Định.

    Vào cuối thế kỷ 19, khi người Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở tỉnh Bình Định, một đô thị mới ra đời ở bên đầm Thị Nại được đặt tên là Quy Nhơn, tên chính thức của thành phố Quy Nhơn ra đời và tồn tại cho đến ngày nay.

    Dưới thời Tây Sơn

    Từ thế kỷ 16, sự phát triển kinh tế của phủ Quy Nhơn đã dẫn đến sự phân hóa xã hội và mâu thuẫn giai cấp ngày các sâu sắc.

    Vào thế kỷ 18 có cuộc khởi nghĩa của Lía làm rung chuyển phủ thành Quy Nhơn. “Chiều chiều én lượn Truông Mây / Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành” . Đây là khúc dạo đầu bản anh hùng ca nông dân khởi nghĩa của phong trào Tây Sơn.

    Phủ Quy Nhơn dưới thời Tây Sơn là một trong những thời kỳ sôi động và hoành tráng nhất trong lịch sử dân tộc.

    Đây là nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, là quê hương của các lãnh tụ và tướng lĩnh Tây Sơn tham gia khởi nghĩa ngay từ buổi đầu.

    Phủ Quy Nhơn là căn cứ địa an toàn, bí mật đảm bảo thắng cho cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
    Quy Nhơn có thành Hoàng đế là kinh đô của vương triều Tây Sơn dưới thời Trung ương Hoàng đế Thái Đức. Quy Nhơn là bàn đạp tiến công vào Nam ra Bắc, từng bước mở rộng địa bàn kiểm soát, đưa phong trào phát triển trên phạm vi toàn quốc.

    ---o0o---


    Chùa Hội Nguyên ở An Vinh, Tây Sơn. Chùa xây thời vua Lê chúa Nguyễn, trước mặt là dòng sông Côn, sau lưng là tháp cổ Dương Long

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 22_zps033f9f3e

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 23_zps87dd44b4

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 24_zpsbd7437b7


    Di tích phủ lỵ đầu tiên tại xã Nhơn Thành

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 1_zpsed3b6ff2


    Dấu tích của bờ thành cũ, nay đường đã được tráng bê tông. (Theo đường này dẫn thẳng lên tháp Phú Lốc)

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 2_zps4cf4b4e6

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 3_zpsb722ee09

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 4_zps44b167a9


    Đình Bình Thạnh ở kế chợ Dinh, Tuy Phước
    Đình này thờ Bạch Mã Thái giám, người được xem như Thành Hoàng của làng.
    Tương truyền đình có từ thời Quang Trung.

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 5_zps9665d91b

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 6_zpsef744e07

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 7_zpsb09ad2c0

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 9_zps70cfbf29

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 10_zps351d429a

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 11_zps201c5010

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 12_zpsa12f5a7a

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 13_zpsaff4f61c


    Đầm Đạm Thủy và cửa biển Đề Gi

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 14_zps2eab6f78

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 15_zpsafb513af

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 16_zps5df90059

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 17_zps54855a41

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 18_zpsfea2c3a9

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 19_zps4651deab

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 20_zps31ed56d2


    Chiếc cầu tre nối liền hai thôn An Vinh và An Thái (Nhơn Phúc).
    Từ ngàn đời nay, "Trai An Thái, gái An Vinh" (2 làng võ nổi tiếng trên đất Tây Sơn) vẫn qua lại trên chiếc cầu tre nối hai bờ sông Côn này. Nay cầu bê tông mới đang được xây dựng là niềm hạnh phúc lớn lao của nhân dân An Vinh


    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 25_zps0f8522e4

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 26_zpseeaec8b1

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 27_zpsac766040


    Thắng cảnh Hầm Hô, Tây Sơn

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 29_zpsbb0491c4

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 30_zpsb6a07d5a

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 31_zps84c7f0f3

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 34_zps8201ad71


    Hội đánh bài chòi trên chợ Gò Trường Úc, Tuy Phước.

    Tương tuyền thời Tây Sơn, nơi đây dùng làm chỗ tập trận của quân đội.

    Ðể khuây khỏa nỗi nhớ nhà trong dịp tết, các tướng Tây Sơn tổ chức cuộc vui ngay trên bãi thao trường vào sáng mồng 1 và mồng 2 tết, nhưng khi trời vừa xế bóng thân nhân phải ra về để binh sĩ chuẩn bị canh phòng nghiêm nhặt về đêm.

    Vì vậy, hàng năm các gia đình binh sĩ theo lệ đến nơi đây thăm chồng con. Dân địa phương mang hoa quả, thức ăn, nước uống ra bán, lâu năm thành lệ. Khi quân Tây Sơn tan rã, nơi đây trở thành Hội Tết Chợ Gò, mỗi năm chỉ hội hai ngày mồng 1 và mồng 2 tháng giêng và cũng quen lệ tan chợ vào lúc xế trưa.

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 49_zps5cab735b

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 54_zps66f3b1eb

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 55_zps0991bd4e

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 56_zpsdb1952c7

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 57_zps2978be61

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 58_zpsb71b22f3

    Chợ Gò có tính cách hội vui xuân dân gian hơn là phiên chợ. Từ người bán đến khách hàng đều mặc quần áo mới, nói cười vui vẻ, mặt tươi như hoa, các bà các cô phấn son trang sức lộng lẫy như dự lễ cưới.

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 53_zps8fad3e04

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 50_zpse95b7f73

    Từ mờ sáng ngày đầu năm chợ đã nhóm, ai đến trước bày hàng trước, ai đến sau kế tiếp thành dãy. Không ai đứng ra xếp đặt, tổ chức thế mà vẫn trật tự, không hề tranh giành bán buôn theo lối kẻ chợ thông thường

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 52_zps9c07ca92

    Người bán là những dân cư quanh vùng thu góp trong vườn mớ trái cây, gánh rau cải, vài buồng cau, vài xấp trầu họ đem đến bán lấy hên đầu năm.

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn 51_zps707d4eb9



    ---o0o---

    >> Lên chùa Ông Núi ngắm dâu bể đổi dời
    DUYWIN
    DUYWIN
    Đỡ không nổi
    Đỡ không nổi


    Join date : 22/02/2012
    Tổng số bài gửi : 821
    Mức uy tín : 18
    Points : 979

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn Empty Re: (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn

    Bài gửi by DUYWIN 23/4/2013, 11:42

    cái môn bài chòi này nghe nói ghiền lắm à nha,cái anh hát là tếu nhất,mùa nào mới có lễ hội như vậy ngoài dịp tết hỉ bác phulam?
    phulam
    phulam
    Tập Bò
    Tập Bò


    Join date : 12/04/2012
    Tổng số bài gửi : 105
    Mức uy tín : 8
    Đến từ : Quy Nhơn
    Points : 197

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn Empty Re: (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn

    Bài gửi by phulam 24/4/2013, 22:10

    Bác cũng hứng thú với cái môn này hả bác, haha… Hội đánh bài chòi cổ mới được khôi phục lại mấy năm gần đây theo chủ trương khôi phục văn hóa dân gian truyền thống. Lễ hội này thường chỉ tổ chức vào dịp Tết hoặc trong Ngày hội văn hóa thể thao miền biển (khoảng tháng 5 hoặc tháng 6), còn ngoài ra thì ít gặp. Kể cả chơi bài chòi và ca kịch bài chòi (hình thức phát triển của bài chòi cổ, tập trung ở các đoàn hát chuyên nghiệp) hiện nay không còn nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả trẻ. Em thì từ hồi đẻ ra đã nghe cái món này (từ Đoàn ca kịch bài chòi Bình Định) nhưng cả em và bạn bè cùng lứa hầu như không có đứa nào đi theo nghiệp cha chú. Nay sẵn dịp thì cho em khoe luôn cái đặc sản quê em.

    Dưới đây là 2 bản video, mời bác nghe thử. Bản thứ nhất viết theo tân nhạc, hình như là của Phú Yên.
    Bản thứ 2 là một trích đoạn trong vở Thoại Khanh Châu Tuấn do các nghệ sĩ Đoàn ca kịch bài chòi BĐ thể hiện. Chắc là bác cũng đã biết Th.Khanh & Ch.Tuấn qua cải lương, nay nghe lại theo điệu bài chòi xem sao. Trích đoạn chia làm 3 quãng, quãng đầu hát điệu: Xuân nữ, quãng hai hát vè Quảng nhịp 3, quãng 3 hát điệu: Lý thương nhau.

    Rủ nhau đi đánh bài chòi



    Thoại Khanh Châu Tuấn (trích đoạn)

    LaVic
    LaVic
    Đỡ không nổi
    Đỡ không nổi


    Join date : 18/12/2011
    Tổng số bài gửi : 1019
    Mức uy tín : 23
    Đến từ : CV Đầm Sen
    Points : 1200

    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn Empty Re: (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn

    Bài gửi by LaVic 25/4/2013, 09:54

    Hình như lúc trước coi trên kênh du lịch của sctv thì giờ ở công viên nào ở huế cuối tuần cũng tổ chức món bài chòi này nè

    Sponsored content


    (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn Empty Re: (7) Quá trình phát triển phủ Quy Nhơn

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 19/3/2024, 17:07